Có rất nhiều phương pháp để giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn nên giải độc, thanh lọc cơ thể bằng các phương pháp tự nhiên, từ những loại cây cỏ thiên nhiên sẽ an toàn và hiệu quả nhất.
Dưới đây là 3 loại cỏ có thể giúp bạn giải độc, thanh lọc cơ thể an toàn mà hiệu quả.
Rễ cỏ tranh
Cỏ tranh hay còn gọi là Bạch mao căn (tên khoa học: Rhizoma Imperatae). Cya cỏ tranh sống dai, thân, rễ chắc, khỏe. Rễ cỏ tranh có màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con.
Rễ cỏ tranh thường được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Người ta sẽ cắt bỏ phần đầu cuống rễ chỉ lấy phần thân rễ. Trong rễ cỏ tranh có các chất glucoza, fructoza và axit hữu cơ.
Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn vào 3 kinh tâm, tỳ và vị có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp,..
Bài thuốc giải độc cơ thể, mát gan
Bài 1:
- 200g rễ cỏ tranh
- 700ml nước
Rễ tranh rửa sạch cho vào ấm đun sôi cùng với nước. Ban đầu để lửa to, khi sôi bạn hạ lửa nhỏ xuống đun thêm chừng 7-10 phút.
Lọc lấy nước uống hết trong ngày. Uống liên tiếp 10-15 ngày. Bạn có thể nghỉ một thời gian rồi uống lặp lại 10-15 ngày nữa.
Bài 2:
- 150 rễ cỏ tranh
- 50g bạch anh tươi
- 150g thịt lợn nạc
Rễ tranh và bạch anh rửa sạch, thịt nạc thái lát mỏng tất cả cho vào nồi đun nhừ. Nem gia vị vừa miệng ăn hết 1 lần trong ngày. Ăn liên tục trong 10-15 ngày.
PGS. Nguyễn Thị Bay Trưởng bộ môn Bệnh học, Khoa y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM:
Công thức phổ biến thường dùng thay nước uống hàng ngày trong mùa nóng như lá thuốc dòi (cây bọ mắm) 100g, mã đề 100g, rễ tranh 100g, râu bắp 50g, mía lau 2-3 khúc, cây lẻ bạn lá lớn 2 lá.
Tất cả đem rửa sạch rồi nấu trong 2-3 lít nước đến khi sôi, giữ sôi thêm 10-15 phút là dùng được.
Theo vnexpress.net
Cây mía lau
Mía lau có tên khoa học là Sacharum Officinanum. Thuộc dạng cây cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2 – 5m.
Thân có đốt như mía (nên gọi là mía lau). Thân mía lau có chứa sacaroza chiếm từ 7 – 10%, protein 0,22%, chất béo (0,5%). Ngoài ra còn có nhiều chất khác như: glyxin, arabinoza, glutamin, guanin, arabinoza… dùng toàn cây (bỏ rễ và ngọn).
Theo đông y, mía lau tính bình, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trường, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc, chỉ khát tiêu đàm, trừ phiền.
Bài thuốc giải độc, thanh nhiệt ngày nắng nóng
- 3 khúc mía lau
- 20g rễ cỏ tranh
Mía lau đem bỏ vỏ, chẻ thành nhiều miếng mỏng. Rễ cỏ tranh rửa sạch, tất cả cho vào ấm đun lấy nước uống.
Lưu ý: Ho do phong hàn (ho kèm đờm màu trắng) thì không nên dùng. Khi thấy mía có mùi như rượu, mốc thì không được ăn kẻo ngộ độc.
Cây mã đề
Mã đề có tên khoa học Plantago asiatica, họ mã đề (Plantaginaceae). Tên chữ Hán là xa tiền thảo, xa tiền thái. Hạt mã đề gọi là xa tiền tử.
Mã đề mọc hoang ở những nơi ẩm ướt. Mã đề có thể dùng làm rau ăn hay làm thuốc đều rất tốt.
Theo Đông y mã đề tính lạnh, vị ngọt, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Mã đề thường được dùng chữa chứng đái dắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ nước mắt chảy nhiều, đắp mụn nhọt.
Cháo mã đề thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Tại Trung Quốc người ta dùng nấu cháo mã đề gồm các vị: lá mã đề, gạo tẻ, gia vị, hành để ăn cho mát, giải độc cơ thể, trừ đờm, lợi tiểu, sáng mắt.