Cây 7 lá 1 hoa hay còn có tên gọi là thất diệp nhất chi mai. Là loại thảo dược hiếm, có tác dụng giải độc, chữa ung thư được phát hiện trên núi Hoàng Liên Sơn.
7 lá 1 hoa là cây gì?
7 lá 1 hoa có tên gọi thuốc là thất diệp nhất chi mai, tên khoa học là Paris poluphylla Sm thuộc họ hành tỏi.
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi thì cây 7 lá 1 hóa là loại cỏ nhỏ nhưng sống lâu năm, thân rễ ngắn, dài chừng 5-15cm, đường kính khoảng 2,5-3,5cm, nhiều đốt, rất khó bẻ.
Đầu vết bẻ trông như có bột màu trắng, vàng hay xám.
Thân rễ đều nổi trên mặt đất, thân mọc thẳng đứng, cao chừng 1m, phần gốc có ít vẩy do một số lá cây thoái hóa tạo thành.
Lá mọc theo trùm thường lá 7 lá, có khi là 3-10 lá. Phiến lá hình mác rộng 4-8cm, dài 15-21cm, mặt lá nhẵn, đầu phiến lá nhọn, mặt dưới màu xanh nhạt hay xanh tím; cuống dài chừng 2.5-3cm.
Nhụy hoa màu tím đỏ, bầu thường có 3 ngăn. Hoa thường nở vào tháng 10-11, quả chín mọng màu tím đen.
Cây 7 lá 1 hoa - Thất diệp nhất chi mai
Cây phân bố chủ yếu ở vùng núi Hoàng Liên Sơn như: Vùng núi thuộc rừng Cúc Phương (Hà Nam), Sơn Động (Hà Giang), Ninh Bình, Sa Pa (Lào Cai), Đà Bắc ( Hòa Bình).
Vào năm 1934, Péctelot có phát hiện thấy loại 7 hoa 1 lá này quanh vùng Sa Pa với nhiều loại khác nhau nhưng chưa được đưa vào sử dụng.
Phần thân rễ của cây 7 lá 1 hoa được dùng làm thuốc dưới dạng khô với tên gọi là tảo hưu. Tảo hưu thu hoạch tốt nhất vào mua thu đông khi đó dược tính của nó là tốt nhất.
Thành phần, tác dụng của tảo hưu
Theo y học cổ truyền tảo hưu có vị đắng, có độc, tính hàn, vào 2 kinh Tâm và Can. Nó có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, bình suyễn, chỉ khái.
Thường được dùng để chữa rắn độc, sâu bọ, côn trùng cắn, viêm họng, quai bị, lòi dom, viêm não truyền nhiễm, bạch hầu, ho, hen,…
Theo y học hiện đại tảo hưu có chứa các thành phần glucozit, tính chất saponin gọi là paridin C16H28O7 và paristaphin C38H64O18 cũng là một glucozit.
Các nghiên cứu khoa học gần đây thì tảo hưu có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm mạnh, ức chế các virus, tăng cường chức năng của tuyến thượng thận, an thần, trấn tĩnh, chống ho,…
Đặc biệt có tác dụng ức chế tế bào ung thư phổi và ung thư dạ dày, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Gần đây người ta đã phát hiện ra thành phần tảo hưu có trong một số đơn thuốc chữa ung thư của người Trung Quốc.
Bên cạnh đó người Trung Quốc còn sử dụng cây 7 lá 1 hoa trong nhà để đuổi rắn. Dùng lá đắp vào vết rắn cắn, con trùng đốt. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Người Tây Âu còn dùng cây 7 lá 1 hoa để làm thuốc tẩy, chống co thắt, sưng tấy.
Một số bài thuốc từ cây 7 lá 1 hoa
Chữa rắn độc cắn: Dùng bột tảo hưu uống 2-3 lần ngày. Dùng 6g/lần. Hoặc có thể sắc 20g tảo hưu lấy nước uống trong ngày. Dùng thân rễ tươi giã nát, trộn với rượu trắng đắp vào chỗ bị rắn cắn không kể liều lượng.
Chữa sốt cao co giật, quai bị, sởi: 4g tảo hưu, 12g bạc hà, 8g thiên hoa phấn sắc lấy nước uống. Chia là 3 lần uống trong ngày.
Chữa trẻ nhỏ kinh sài, chân tay co giật: Dùng bột tảo hưu để uống, uống 4-5 lần/ ngày, mỗi lần 0,5-1g.
Chữa lòi dom: Mài tảo hưu với dấm rồi bôi trực tiếp nước thuốc vào hậu môn, đắp gạc vào rồi đẩy nhẹ lên. Ngày làm 2-3 lần.
Chữa ho, hen suyễn lâu ngày: Sắc 15g tảo hưu lấy nước uống; hoặc hầm với thịt gà hay phổi lợn để ăn.
Chữa các loại mụn độc sưng thũng: Tảo hưu trộn với dấm, giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Làm đến khi khỏi bệnh.