1. Nghẹt mũi
Theo Huffington Post, nghẹt mũi do cảm lạnh sẽ khiến việc duy trì nhịp thở khó khăn hơn, bạn buộc phải hít thở bằng đường miệng. Điều này làm khô miệng và giảm tiết nước bọt.
Trong khi đó, nước bọt giúp khử mùi, ngăn chặn các vi khuẩn gây hại và các tác nhân tạo nên bệnh sâu răng.
Vì vậy, giảm lượng nước bọt tiết ra đồng nghĩa với vi khuẩn trong miệng có cơ hội sản sinh nhiều hơn, khiến hơi thở có mùi khó chịu.
2. Ăn nhiều đồ ngọt
Đồ ngọt cũng là một trong những tác nhân gây hôi miệng. Khi bạn ăn kẹo hoặc bánh, vi khuẩn sẽ bám theo chất ngọt và lây lan khắp khoang miệng và các kẽ răng.
Ăn nhiều đồ ngọt sẽ gây hôi miệng nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, thậm chí là dẫn đến sâu răng và các căn bệnh răng miệng khác.
3. Nước súc miệng
Theo các chuyên gia, lượng cồn trong nước súc miệng và kháng khuẩn (chiếm 27% tổng số thành phần) có thể gây khô và chỉ làm sạch khoang miệng khoảng một giờ sau khi sử dụng.
Một số loại nước súc miệng sử dụng lâu dài sẽ gây ra các vấn đề răng miệng.
4. Thực phẩm giàu protein
Một bữa ăn giàu protein cũng khiến hơi thở có mùi. Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng đòi hỏi cơ thể phải làm việc nhiều hơn, phản ứng trong quá trình tiêu thụ thức ăn là nguyên nhân gây hôi miệng.
5. Vi khuẩn gram âm
Một loại vi khuẩn sống trong khoang miệng khiến hơi thở bạn có mùi là gram âm, chúng tiết ra hợp chất gây mùi sulfuric.
Gram âm sống dưới nướu răng và ẩn náu sâu trong lưỡi. Bạn có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch loại vi khuẩn này. Bên cạnh đó, bạn có thể làm sạch lưỡi sau khi ăn, cách này giúp giảm hôi miệng tới 70%.
6. Lo lắng
Khi bạn căng thẳng, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, lòng bàn tay đổ mồ hôi khiến khoang miệng bị khô và có mùi.
Để khắc phục vấn đề này, bạn chỉ cần duy trì thói quen uống nước hàng ngày, từng ngụm nhỏ và giãn cách thời gian giúp hơi thở bớt mùi đáng kể.
>> Đối tượng nào nên nói "không" với trà xanh?
>> Dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mắc ung thư vòm họng