10 thực phẩm "giả" kinh khủng nhất từ Trung Quốc

Tuấn Ngọc |

Những loại thực phẩm vốn được con người sử dụng trong bữa ăn hàng ngày cũng bị làm giả ở Trung Quốc chỉ vì mục đích chuộc lợi.

Các nhà sản xuất Trung Quốc vốn từ lâu đã mang tiếng xấu trên toàn cầu. Họ chỉ vì cái lợi trước mắt mà sẵn sàng làm móc chuyện. Họ làm nhái làm giả từ những thứ đơn giản nhất đến cả một chiếc máy bay.

Kinh khủng hơn, kể cả thực phẩm - thứ được sử dụng để nuôi sống con người mỗi ngày, họ cũng sẵn sàng làm giả. các sản phẩm này không chỉ đầu độc người tiêu dùng Trung Quốc mà còn gây nguy hại cho người tiêu dùng toàn Thế giới.

Sau đây là 10 loại thực phẩm "giả" kinh khủng nhất có xuất xứ Trung Quốc.  

1. Gạo giả

Gạo là loại thực phẩm trung tâm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người châu Á. Một loại thực phẩm tưởng như không ai nghĩ đến chuyện làm giả, vậy mà ở Trung Quốc người ta vẫn làm!

Gạo giả, hay còn gọi là gạo nhựa, được người Trung Quốc sản xuất từ bột khoai tây, khoai lang và một loại nhự tổng hợp. Hỗn hợp trên được cho vào khuôn “đúc” thành từng hạt gạo như thật!

(Ảnh: Listverse)

Gạo nhựa được bán rộng rãi ở các khu chợ tại Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Sơn Tây. Những hạt gạo này vẫn cứng như đá kể cả khi đã được nấu chin và rất khó tiêu.

Nó cũng là một thứ đồ ăn nguy hiểm nếu bạn ăn quá nhiều. 3 bát cơm làm từ gạo nhựa sẽ tương đương với việc bạn chén 1 chiếc túi ni lông.

Bên cạnh việc sản xuất gạo nhân tạo, các nhà buôn gạo thiếu trung thực ở Trung Quốc còn thêm hương liệu vào gạo bình thường và bán ra thì trường, giả mạo loại gạo Vũ Xương danh tiếng.

Có đến 10 triệu tấn gạo Vũ Xương được tiêu thụ hàng năm trong khi chỉ có 800 nghìn tấn được sản xuất.

2. Thịt cừu giả

Khi không tìm cách kiếm lời bất chính từ hạt gạo, các nhà buôn hám lợi Trung Quốc lại nghĩ ra cách thêm hóa chất vào các loại thịt động vật, từ chuột, cáo, chồn, và bán ra thị trường như là thịt cừu!

Loại hình kinh doanh này trước đây rất phổ biến và thành công đến nỗi mà có thời điểm cảnh sát bắt 900 người, tịch thu hơn 200 nghìn tấn thịt giả chỉ trong 3 tháng.

(Ảnh: Listverse)

Một tay lái buôn lớn cho biết anh ta đã thu được tổng cộng tới 1 triệu Bảng từ việc bán thịt cừu giả. Anh ta trộn thịt cáo, chuột và chồn với các hóa chất nitrate, gelatin, carmine, trước khi bán cho khách hàng nhẹ dạ.

Cảnh sát Trung Quốc thậm chí đã phải post 1 video lên trang mạng xã hội Weibo dạy người tiêu dung Trung Quốc cách phân biệt thịt cừu giả.

3. Đậu phụ hóa chất

Các nhà chức trách Trung Quốc mới đây đã đóng cửa 2 nhà máy tại Vũ Hán vì bán đậu phụ giả, được sản xuất bằng cách trộn nhiều loại hóa chất lại với nhau.

Một công nhân làm trong nhà máy thú nhận rằng họ đã trộn protein chiết xuất từ đậu tương vớ bột mì, nước đá, vầ một số loại hóa chất công nghiệp để làm ra đậu phụ giả.

Sau đó chúng được đóng gói và dán nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng rồi bán ra thị trường.

Sử dụng protein chiết  xuất từ đậu tương để sản xuất đậu phụ giả là một việc làm hết sức bất chính. Tuy vậy, không phải tất cả các loại đậu phụ “thật” khác trên thị trường Trung Quốc đều vô tội.

Một công ty đã bị phát hiện ngâm đậu phụ vào một loại chất tẩy công nghiệp giúp đậu phụ trở nên dai và sáng hơn, bất chấp nguy cơ gây nên bệnh ung thư.

(Ảnh: Listverse)

4. Tiết vịt trộn Phóc-môn

Tiết vịt luộc là một món ăn phổ biến ở Trung Quốc. Để thu lợi bất chính từ món ăn này, nhiều nhà sản xuất đã trộn Phóc-môn cùng với các loại máu động vật khác và bán ra thị trường dưới danh nghĩa tiết vịt.

Trong một vụ việc tiêu biểu, các nhà chức trách đã bắt một cặp vợ chồng sử dụng tiết gà trộn với thuốc nhuộm và một số hóa chất in ấn để làm giả tiết vịt.

Việc sản xuất tiết vịt ở Trung Quốc đã quá phổ biến đến mức các bà nội trợ tinh ý đều có thể dễ dàng chỉ ra đâu là tiết giả, đâu là tiết thật.

(Ảnh: Listverse)

5. Mật ong giả

Mật ong giả ở Trung Quốc được sản xuất bằng cách trộn mật ong thật với si-rô, đường, chất tạo màu. Trông chúng thậm chí còn thật hơn cả mật ong thật!

Một kilogram mật ong giả được sản xuất với chi phí chỉ 10 Nhân dân tệ, được bán ra với giá 60 Nhân dân tệ.

Khoảng 70% mật ong bán ở tỉnh Tế Nam là giả. Như thường lệ, báo chí Trung Quốc lại hướng dẫn tận tình người tiêu dùng cách nhận biết mất ong giả!

(Ảnh: Listverse)

Trung Quốc là nhà sản xuất mật ong lớn nhất thế giới. Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 10% mật ong được bán ở Pháp là giả. Phần lớn trong lượng mật ong này là đến từ Trung Quốc.

Thậm chí ngay cả ở Mỹ, cảnh sát cũng đã triệt phá một đường dây buôn ậu và tiêu thụ mật ong ảo từ Trung Quốc đi Mỹ, thông qua Australia.

6. Nước bẩn đóng chai

Bán mật ong giả là một chuyện, bán nước không đảm bảo vệ sinh còn nhẫn tâm hơn. Cảnh sát mới đây đã phát hiện một đường dây sản xuất nước đóng chai từ nguồn nước máy hay nước qua chưa xử lí.

Cơ sở này sau đó đóng nhãn mác và bán ra thị trường như các loại nước tinh khiết khác. Không những vậy, khi kiểm tra các chai nhựa đựng nước, cơ quan chức năng đã phát hiện khuẩn E. coli (gây bệnh tiêu chảy) và nhiều vi khuẩn khác!

Có đến hơn 100 triệu chai nước bẩn như vậy được bán ra thị trường hàng năm, mang lại doanh thu hơn 120 triệu USD.

Được biết chi phí sản xuất 1 chai nước không qua xử lí như thế chỉ tốn 3 Nhân dân tệ, so với chi phí 6 Nhân dân tệ của loại nước thật.

(Ảnh: Listverse)

7. Mì làm từ gạo mục

Thêm một loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày bị các nhà sản xuất Trung Quốc hám lợi làm giả. Loại mì này được sản xuất từ gạo mốc, mục, thứ vốn chỉ được dung làm thức ăn cho vật nuôi.

Chưa hết, quá trình sản xuất còn có mặt các hóa chất nguy hiểm gây ung thư như sulfur dioxide. Tính riêng tại thành phố Đông Quảng đã có 50 nhà máy sản xuất loại mì này, công suất 500 nghìn cân mỗi ngày!

Khi kiểm tra 35 nhà máy khác trong khu vực, cơ quan chức năng cũng phát hiện 30 trong số họ sản xuất mì gạo với chất lượng không đảm bảo.

Thay vì sử dụng gạo mục, một số nhà máy sử dụng bột mì, bột ngô. Các loại mì này có hàm lượng protein rất thấp, chỉ đạt 1%, so với mức 7% của mì gạo thật, 4,5% của mì gạo trộn.

Đến cả một số chú lợn khi được cho ăn bằng loại mì này cũng đã có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

(Ảnh: Listverse)

8. Thịt lợn tăng trọng

Clenbuterol là loại phụ gia được thêm vào thức ăn cho vật nuôi. Nó có tác dụng làm tiêu hao mỡ trong động vật nhưng có thể gây ra vấn đề về tim mạc, gây đổ mồ hôi, buồn nôn chóng mặt ở người.

Việc sử dụng phụ gia này trong chăn nuôi bắt đầu từ những năm 1980, nhưng đã bị cấm hoàn toàn vào năm 2002 vì những nguy cơ đến sức khỏe.

Mặc dù vậy, một số nhà sản xuất thịt Trung Quốc vẫn tiếp tục cho chúng vào thức ăn của vật nuôi nhằm khiến thịt thành phẩm đạt tỉ lệ nạc cao hơn, qua đó mang lại doanh thu cao hơn cho họ.

(Ảnh: Listverse)

9. Rượu giả

Theo truyền hình trung ương Trung Quốc, 1 nửa số rượu được tiêu thụ tại Trung Quốc là giả.  Để chống lại nạn này, một số cơ quan thẩm định rượu đã ra đời, nhằm mục đích xác định nguồn gốc trung thực của các loại rượu.

Các nhà sản xuất rượu đã chung tay cùng chính quyền bằng cách sản xuất một ứng dụng quản lý từng chai rượu sản xuất ra theo mã số, qua đó tạo thuận lợi cho việc kiểm tra nguồn gốc của chai rượu.

(Ảnh: Listverse)

Thủ đoạn của các nhà sản xuất rượu giả rất đơn giản: họ chỉ biến tấu một chút tên gọi, lô gô, kiểu dáng thiết kế chai so với rượu thật.

Các nhà hàng khách sạn lớn cũng trợ giúp nỗ lực của chính quyền bằng cách đập vỡ các vỏ chai rượu sau khi đã sử dụng, nhằm tránh nguy cơ chúng được tái sử dụng cho mục đích sản xuất rượu giả.

10. Bánh bao làm từ bìa các-tôn

Bánh bao bìa các tôn được sản xuất từ vỏ bìa các tông cắt vụn trộn cùng với hóa chất và hương liệu thịt lợn. Một video quay lén được thực hiện bởi đài CTV ghi lại quá trình sản xuất bánh bao giả.

Đầu tiên phần bìa các tôn được trộn với một loại hóa chất để sản xuất xà phòng, giấy. sau đó được cắt ra rồi trộn với thịt lợn và hương liệu.

(Ảnh: Listverse)

Đoạn video kể trên được tung lên mạng và thu hút được nhiều sự chú ý. Truyền thông thế giới bày tỏ sự quan ngại. Chính quyên Trung Quốc cho rằng đây chỉ là một đoạn video giả mạo. Người phóng viên quay đoạn video sau đó đã bị bắt.

Theo: Listverse

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại