Vì sao “tên lửa của Putin” khiến Mỹ, NATO lo sốt vó?

Hải Vy |

Thông tin Nga sắp chuyển giao cho Iran S-300, một trong những hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất thế giới, là tin tức đáng sợ đối với phương Tây và NATO.

Theo truyền thông Đức, nguyên nhân chủ yếu là bởi S-300 sẽ vô hiệu hóa những cuộc tấn công riêng lẻ nhằm vào các cơ sở ở Iran và cho phép thiết lập thêm nhiều vùng cấm bay tại khu vực này.

Theo tạp chí Stern (Đức), Nga sẵn sàng chuyển giao các hệ thống phòng không S-300 đầu tiên cho Iran ngay khi Tehran thanh toán tiền theo hợp đồng.

Đây là thông tin đáng sợ đối với phương Tây và NATO bởi nó sẽ đặt dấu chấm hết cho “kỷ nguyên của những cuộc không kích không có rủi ro”.

Hệ thống tên lửa đất-đối-không S-300 (NATO định danh: SA-10 Grumble) là vũ khí phòng thủ trước các loại máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, có tầm bắn lên tới hơn 200km, có khả năng tấn công nhiều mục tiêu và bắn hạ máy bay ở độ cao tới 20km.

Ngoài ra, những điều chỉnh khác nhau trên các radar của hệ thống S-300 có thể phát hiện và theo dõi các lớp mục tiêu tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên tới 1.000km, bay với vận tốc 10.000km/h và các lớp mục tiêu tên lửa hành trình ở khoảng cách tới 300km.

S-300 có tỷ lệ đánh trúng mục tiêu lên tới 93%.


Hệ thống phòng không S-300 trong một triển lãm quân sự.

Hệ thống phòng không S-300 trong một triển lãm quân sự.

Tầm bắn và khả năng tác chiến của S-300 cho phép Iran bố trí hệ thống này theo cách phù hợp để triển khai sức mạnh trên không vượt xa biên giới và bảo vệ nước này trước các cuộc tấn công của Israel hay bất cứ quốc gia nào chưa trang bị tiêm kích tàng hình thế hệ 5.

Theo tạp chí Stern, sự hiện diện của S-300 sẽ vô hiệu hóa những cuộc tấn công riêng lẻ, còn được gọi là “tấn công phẫu thuật”, nhằm vào các cơ sở của Iran. Sau đó, bất cứ hành động quân sự nào chống lại Tehran cũng sẽ trở nên vô vùng khó khăn và tốn kém.

Do đây là hệ thống phòng không di động nên Mỹ sẽ gặp khó khăn lớn nếu muốn tiêu diệt chúng và các máy bay chiến đấu của họ, nếu không có khả năng tàng hình, sẽ không thể hoạt động an toàn trên bầu trời Iran.

“Các tên lửa của Putin” – theo cách gọi của tạp chí Đức – sẽ tạo ra “nhiều vùng cấm” lớn trên bản đồ, khu vực mà “cỗ máy quân sự phương Tây” không quen đối phó.

Hệ thống S-300 tập trận bắn đạn thật

Tạp chí Stern nhận định, tất cả những điều đó đã đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên mà Mỹ có thể dễ dàng triển khai sức mạnh quân sự và không có bất cứ rủi ro nào.

Tuy nhiên, S-300 có vẻ mới là sự khởi đầu. Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan đã có chuyến thăm chính thức trong 2 ngày 15 và 16 tháng Hai.

Bên lề các cuộc thảo luận gần đây, các quan chức quân sự Iran cho biết Tehran sẵn sàng mua thêm nhiều loại vũ khí Nga, với giá trị lên tới 8 tỷ USD.

Iran muốn được Nga hỗ trợ để thiết lập hệ thống phòng không tích hợp, với các thành phần tầm ngắn, tầm trung và tầm xa.

Hệ thống này có thể được xây dựng bằng công nghệ Nga. Một trong những thành phần chính của nó là máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-30SM Flanker.

Hai phía cũng đang đàm phán khả năng cung cấp nhiều vũ khí và thiết bị quân sự, trong đó có hệ thống phòng thủ Bastion với tên lửa chống tàu Yakhont, máy bay huấn luyện Yak-130, trực thăng Mi-8/17, cũng như tàu ngầm diesel-điện, khinh hạm và tăng T-90.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại