“Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO nhưng mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ phát triển khá nhanh. Tuy nhiên tất cả các dự án này sẽ bị đóng băng trong thời gian tới”- nguồn tin trên nhận định.
Trước khi xảy ra sự vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 trên lãnh thổ Syria (bản thân Mỹ cũng đã chính thức thừa nhận Su-24 bị bắn hạ trên bầu trời Syria), Nga cùng Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp cùng thực hiện khá nhiều dự án.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp nghiên cứu và chế tạo tổ hợp tên lửa tầm gần “Igla-S” (tổ hợp tên lửa do Nga sản xuất và thiết bị khung gầm do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất).
Ngoài ra, tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport dự định mở trung tâm dịch vụ bảo dưỡng để sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy bay trực thăng Mi-17 đã được Nga cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo số liệu của SIPRI (Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm), tính từ năm 1992 đến nay Nga đã cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 174 xe bọc thép BTR-80, 25 xe bọc thép BTR-60PB và 19 trực thăng Mi-17.
Trong năm 2008, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ký hợp đồng cung cấp 80 thiết bị phóng và 800 tổ hợp tên lửa chống tăng “Kornet” và Nga dự định cung cấp thêm 720 tổ hợp tác chiến nếu phía Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu.
Mặc dù hợp tác hai bên khá gần gũi nhưng sự vụ Thỗ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga, quan hệ hai bên đã thực sự lâm vào khủng hoảng. Tổng thống Nga còn lên tiếng cáo buộc hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là “đâm sau lưng” Nga.
Chính vì vây, việc Nga quyết định ngừng hợp tác kỹ thuật-quân sự có thể coi là một trong những biện pháp trả đũa của Nga đối với hành động “đâm sau lưng” của Thổ Nhĩ Kỳ.