'Không có Ấn Độ, T-50 Nga không hơn gì tiêm kích "made in China"'

Thiên Minh |

(Soha.vn) - Đó là nhận định của chuyên gia quân sự phương Tây Mark Allen khi đề cập tới vai trò của Ấn Độ trong dự án tiêm kích tàng hình thế hệ 5 mà họ đang hợp tác với Nga.

Xem thêm: Ấn Độ thất vọng với tiêm kích Nga, Mỹ "mở cờ trong bụng"

Sau khi một bài báo của Ấn Độ phản ánh việc Không quân nước này không hài lòng với chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 đang hợp tác với Nga, phương tiện truyền thông Mỹ đã ngay lập tức có bài viết bình luận về mức độ tàng hình yếu kém của PAK-FA (T-50) và chỉ ra rằng nó thua kém như thế nào so với tiêm kích F-22 và F-35.

Trước diễn biến này, trang mạng quốc phòng uy tín idrw.org của Ấn Độ đã có cuộc phỏng vấn với chuyên gia quốc phòng phương Tây Mark Allen để phân tích vấn đề.

Theo Allen, tiêm kích PAK-FA được mô tả là một tiêm kích tàng hình quá đơn giản, hoàn toàn thiếu hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và khả năng tàng hình để đánh bại các máy bay tàng hình khác như F-22 và F-35.

Allen cho biết Nga có kế hoạch xuất khẩu 600 chiếc biến thể của PAK-FA tới các quốc gia đang vận hành Su-30 và Ấn Độ là khách hàng đầu tiên đã cam kết sẽ mua 144 chiếc FGFA (biến thể xuất khẩu của PAK-FA). Đơn hàng của Ấn Độ và 6 tỷ USD đầu tư vào chương trình FGFA có thể cung cấp cho Nga nguồn ngân sách cần thiết để phát triển động cơ thế hệ mới và radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA cho loại máy bay này. Nếu Ấn Độ rút khỏi dự án, chương trình PAK FA sẽ đi vào sản xuất mà không có những công nghệ thế hệ mới quan trọng. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới tiềm năng xuất khẩu của máy bay.

Allen cho rằng PAK-FA nếu không có sự đầu tư của Ấn Độ sẽ không hơn gì những tiêm kích tàng hình "made in China" mà Trung Quốc đang phát triển, đồng thời sẽ khó có thể trở thành mối đe dọa đối với các máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ và châu Âu. Nga cũng có thể sẽ vuột mất những đơn hàng béo bở vào tay Mỹ và Trung Quốc. Chính vì vậy, Nga đã lặng lẽ đề nghị Brazil tham gia hợp tác trong chương trình PAK-FA để đề phòng trường hợp Ấn Độ rút lui.

Trước đó, tờ Business Standard, một tờ báo thương mại lớn của Ấn Độ đã dẫn lời Phó tư lệnh không quân nước này S Sukumar nhận xét rằng nguyên mẫu máy bay của Nga là “không đáng tin cậy, radar không tương xứng và tính năng tàng hình quá kém”.

Idrw.org cho biết trong bài bình luận của mình, phương tiện truyền thông Mỹ đã "mời chào" Ấn Độ tiêm kích F-35 như một sự thay thế cho tiêm kích PAK-FA. Theo Idrw, các quan chức Không quân Ấn Độ từng được đại diện của hãng Lockheed Martin giới thiệu sơ qua về tiêm kích F-35, tuy nhiên, nước này chưa xúc tiến bất cứ quyết định nào về vấn đề này. Hải quân Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm tới phiên bản tiêm kích trên hạm của F-35 để trang bị trên tàu sân bay INS Vishal hiện vẫn chưa được khởi đóng. Dự định này đang được tạm gác sang một bên nhưng Hải quân Ấn Độ cho biết sẽ cân nhắc về nó sau năm 2020.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại