Siêu tiêm kích T-50 được Bộ quốc phòng Nga kỳ vọng sẽ là đối thủ đáng gờm của F-22 Raptor và F-35 của Mỹ. Vì vậy, chương trình phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này được Bộ quốc phòng Nga đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, các vấn đề kỹ thuật cũng như chi phí quá cao đang tạo ra rào cản lớn cho tương lai của chương trình T-50.
Phòng thiết kế radar NIIP của Nga là nhà cung cấp truyền thống cho các máy bay Sukhoi, đã phát triển radar cho các máy bay chiến đấu T-50 từ mô hình nguyên mẫu của bộ radar quét điện tử N050. "Các chuyến bay thử nghiệm với bộ radar được cài đặt trong một trong bốn máy bay T-50 thu được kết quả rất ấn tượng", một nhà phân tích hàng không vũ trụ Nga cho biết.
Tuy nhiên, bộ radar N050 là một sản phẩm lắp ráp thủ công và "hiện không có cơ sở công nghiệp để sản xuất hàng loạt". Hơn nữa, bộ thu phát tín hiệu PPMS được sản xuất tại các doanh nghiệp điện tử quân sự Istok trên quy mô hạn chế, khiến chi phí của radar rất đắt.
Trong khi đó, các tấm khung của T-50 cũng làm bằng tay, bằng cách sử dụng công nghệ cơ bản giống như các máy bay thể thao nhào lộn trên không.
Hơn nữa, động cơ thế hệ thứ năm của các phiên bản siêu tiêm kích T-50 vẫn còn chủ yếu nằm trên trên giấy. Chiếc máy bay bay chiến đấu T-50 thử nghiệm mới đây được trang bị động cơ Saturn 117S giống như Su-35, và đây cũng sẽ là động cơ chính cho các lô T-50 được sản xuất đầu tiên.
Một yếu tố quan trọng khác là chương trình T-50 được coi là hiệu quả kinh tế chỉ khi Ấn Độ tăng cường mua ít nhất 250 máy bay, đồng thời cùng hợp tác trao đổi công nghệ. Tuy nhiên, Ấn Độ lại đang có kế hoạch chỉ mua khoảng một nửa số máy bay trên. Nguyên nhân là do Bộ quốc phòng Ấn Độ không có đủ kinh phí cũng như ngân sách quốc phòng còn phải chi trả cho các máy bay chiên đấu Rafale. Và trong trường hợp xấu hơn, T-50 còn có thể bị đánh bại hoàn toàn bởi các máy bay chiến đấu Pháp ngay trên thị trường Ấn Độ.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!