New York Times: Mục tiêu "không có ca nhiễm mới" bị đổ bể, các quốc gia đối phó với Covid-19 ra sao?

Vân Hồng |

Biến thể Delta hoành hành ở trên 130 quốc gia đã làm thay đổi mục tiêu phòng chống dịch trên toàn cầu. "Không có ca nhiễm" đã trở thành mong muốn xa vời ở nhiều nước.

Nhiều nước kỳ vọng với mục tiêu "Không có ca nhiễm mới"

New York Times: Mục tiêu không có ca nhiễm mới bị đổ bể, các quốc gia đối phó với Covid-19 ra sao? - Ảnh 2.

Nhà hát Opera Sydney gần như trống rỗng. Các quốc gia có tham vọng "không còn ca nhiễm COVID-19" đang chấp nhận ý tưởng rằng chính sách phòng chống dịch bệnh như vậy không còn khả thi. ANNA MARIA ANTOINETTE D'ADDARIO chụp cho New York Times.

Singapore, Vương quốc Anh đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế đối với Covid-19. Đức cho phép những người được tiêm chủng đi du lịch mà không cần cách ly. Hầu hết các quy định về đeo khẩu trang khi ra ngoài trời ở Ý đã bị hủy bỏ. Các trung tâm mua sắm ở Singapore vẫn mở cửa.

18 tháng sau đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 đầu tiên, các chính phủ ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ đang khuyến khích mọi người quay trở lại nhịp sống hàng ngày và chuyển sang một nhịp sống bình thường mới.

Các tàu điện ngầm, văn phòng, nhà hàng và sân bay lại một lần nữa quá tải. Niềm tin của mọi người ngày càng trở nên nhất quán: chúng ta phải học cách cùng tồn tại với virus.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng một chiến lược như vậy để chấm dứt dịch bệnh có thể là quá sớm.

Còn quá sớm để đạt mục tiêu mở cửa

Sự xuất hiện của nhiều biến thể lây nhiễm hơn có nghĩa là ngay cả các nước giàu có với số lượng lớn vắc xin - bao gồm cả Hoa Kỳ - vẫn dễ bị lây nhiễm.

Các quốc gia đã đóng cửa biên giới của họ, chẳng hạn như Úc, cũng nhận ra rằng họ không thể ngăn chặn virus.

Vì vậy, thay vì từ bỏ kế hoạch của họ, các quan chức bắt đầu chấp nhận thực tế rằng việc phong tỏa và hạn chế tiếp theo là một phần cần thiết của quá trình phục hồi. Họ khuyến khích mọi người thay đổi quan điểm của mình về dịch bệnh và tập trung vào việc tránh bệnh tật nặng và tử vong, hơn là tránh những ca bệnh lây nhiễm mới - không thể tránh khỏi.

Các quốc gia có tham vọng "không có ca nhiễm mới" đang suy nghĩ lại về chính sách của họ.

Dale Fisher, giáo sư y khoa tại Đại học Quốc gia Singapore và là Chủ tịch Ủy ban Phòng chống và Kiểm soát Nhiễm trùng Quốc gia thuộc Bộ Y tế Singapore cho biết: "Bạn phải nói với mọi người rằng: chúng ta sẽ gặp rất nhiều ca nhiễm", "Đây là một phần của kế hoạch - chúng ta phải buông bỏ sự quản chế".

New York Times: Mục tiêu không có ca nhiễm mới bị đổ bể, các quốc gia đối phó với Covid-19 ra sao? - Ảnh 4.

Một phòng tập thể dục mở cửa ở Singapore. Nước này có kế hoạch dần dần nới lỏng các hạn chế phòng chống dịch, tập trung vào các bệnh nghiêm trọng hơn là số ca bị nhiễm. ORE HUIYING chụp cho New York Times.

Trong nhiều tháng, nhiều cư dân của Singapore, một quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé, đã chú ý theo dõi chi tiết từng trường hợp bị nhiễm mới. Khi số người nhiễm lần đầu tiên tăng lên đến hai con số, công chúng đã phản ứng với sự sợ hãi. Vì đã đóng cửa biên giới nên người dân cũng cảm thấy bức xúc, bởi dù cố gắng bao nhiêu cũng khó ngăn chặn được tình trạng lây nhiễm.

"Người dân của chúng tôi đã kiệt sức", một số bộ trưởng Singapore đã viết trong một bài báo về quan điểm cá nhân trên tờ The Straits Times vào tháng Sáu. "Mọi người đang hỏi, khi nào thì trận dịch này kết thúc? Nó sẽ kết thúc như thế nào?".

Thay đổi kế hoạch đối phó: Không quan tâm số ca nhiễm, chú ý tới ca nặng

Các quan chức Singapore đã công bố kế hoạch nới lỏng dần các hạn chế và lên kế hoạch thoát khỏi dịch bệnh. Các kế hoạch này bao gồm việc chuyển từ theo dõi số ca nhiễm sang theo dõi số ca bệnh nhân nặng, đếm xem có bao nhiêu người cần được chăm sóc đặc biệt và điều trị đặt nội khí quản.

Các biện pháp này đã được thử nghiệm.

Dịch bệnh đã lan rộng ở nhiều quán karaoke và một cảng cá lớn, hôm thứ Ba (3/8), Singapore đã công bố các biện pháp thắt chặt, bao gồm cấm tất cả các dịch vụ ăn uống. Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong nói rằng Singapore vẫn đang đi đúng hướng, và ông ví những hạn chế mới nhất giống như một "rào cản" để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Singapore đã tiêm chủng đầy đủ cho 49% dân số và lấy Israel làm hình mẫu - quốc gia với tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao hơn là 58%.

Israel đã chuyển sự chú ý của mình sang các ca bệnh nghiêm trọng, và các quan chức gọi chiến lược này là "sự đối phó mềm hay ứng phó linh hoạt". Tuy nhiên, Israel cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng mạnh mẽ về số ca nhiễm, với số ca mắc hàng ngày tăng từ con số mấy ca tháng trước giờ đã lên hàng trăm ca. Nước này gần đây đã thực hiện lại quy định đeo khẩu trang trong nhà mà trước đó cho phép gỡ bỏ.

Danny Levy, một công chức người Israel, 56 tuổi, người đang chờ vào rạp bên ngoài một rạp hát ở Jerusalem tuần trước cho biết: "Điều đó quan trọng nhưng cũng thật khó chịu. Levy cho biết anh sẽ đeo khẩu trang vào rạp, nhưng điều khiến anh không hài lòng là do việc kiểm tra và giám sát hành khách nhập cảnh không được nghiêm ngặt, các biến thể mới của virus đang xâm nhập vào đất nước này và các biện pháp hạn chế đã được thực hiện trở lại.

New York Times: Mục tiêu không có ca nhiễm mới bị đổ bể, các quốc gia đối phó với Covid-19 ra sao? - Ảnh 6.

Một khu ẩm thực ở Tel Aviv, Israel đã chuyển sang tập trung chú ý vào các bệnh hiểm nghèo/bệnh nhân nặng, và các quan chức gọi chiến lược này là "ứng phó mềm". EMMANUEL DUNAND / AGENCE FRANCE-PRESSE – Getty Images

Michael Baker, một nhà dịch tễ học tại Đại học Otago ở New Zealand, cho biết rằng những quốc gia đã đi đường tắt trên con đường mở cửa trở lại đang khiến những người chưa được tiêm phòng gặp rủi ro, như đánh cược tính mạng của họ.

"Tại thời điểm này, tôi rất ngạc nhiên rằng chính phủ của các quốc gia khác nhau thực sự tin rằng họ có đủ hiểu biết về cách thức hoạt động của loại virus này trong đám đông trước khi họ chọn phương án - ''Đúng vậy, chúng tôi sẽ cùng sống chung với nó'', Help Baker, người lập công thức chiến lược loại bỏ Covid-19 ở New Zealand, cho biết.

Chấp nhận khả năng bị hạn chế trong dài hạn

Người dân New Zealand dường như đã chấp nhận khả năng bị hạn chế trong dài hạn. Trong một cuộc khảo sát do chính phủ ủy quyền gần đây với hơn 1.800 người, 90% số người được hỏi nói rằng họ không mong đợi cuộc sống của mình trở lại bình thường sau khi tiêm chủng, một phần vì nghi ngờ về virus vẫn tồn tại.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu hết về "Covid-19 kéo dài" - những triệu chứng lâu dài vẫn đeo bám vô số người mắc bệnh trước đây. Họ nói rằng Covid-19 không thể được điều trị như bệnh cúm, vì Covid-19 nguy hiểm hơn nhiều. Họ không chắc khả năng miễn dịch do vắc xin cung cấp sẽ kéo dài trong bao lâu, cũng như hiệu quả bảo vệ chống lại các biến thể của virus.

New York Times: Mục tiêu không có ca nhiễm mới bị đổ bể, các quốc gia đối phó với Covid-19 ra sao? - Ảnh 8.

Những người đến tham quan một phòng trưng bày ở Berlin vào tháng Năm. LENA MUCHA chụp cho New York Times

Hầu hết các nước đang phát triển vẫn đang phải đối mặt với vấn đề gia tăng số ca lây nhiễm, làm tăng khả năng nhân lên nhanh chóng của virus, dẫn đến nhiều đột biến hơn và tăng nguy cơ lây lan. Theo thông tin tổng hợp trên kênh Our World in Data, chỉ 1% dân số ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Cần những chính sách chống dịch đặc thù ở mỗi quốc gia

Tại Hoa Kỳ, các chính quyền tiểu bang và địa phương chịu trách nhiệm về hầu hết việc ra quyết định, và tình hình ở mỗi nơi rất khác nhau. Các bang như California và New York có tỷ lệ tiêm chủng cao, nhưng những người chưa tiêm chủng bắt buộc phải đeo khẩu trang trong nhà; trong khi các bang như Alabama và Idaho có tỷ lệ tiêm chủng thấp và không có quy định về việc đeo khẩu trang.

Một số trường học và đại học có kế hoạch yêu cầu sinh viên tiêm chủng, nhưng nhiều bang đã cấm các cơ quan công quyền thực hiện các biện pháp kiểm soát như vậy.

Tại Úc, một số nhà lập pháp tiểu bang trong tháng này cho biết đất nước đã đi đến "ngã ba đường" và họ cần phải quyết định giữa việc tiếp tục hạn chế và học cách chung sống với lây nhiễm. Họ nói rằng Úc có thể cần phải làm theo gương của hầu hết các quốc gia trên thế giới và từ bỏ chiến lược "không có ca lây nhiễm mới".

Thống đốc bang New South Wales, Úc, Gladys Berejiklian ngay lập tức bác bỏ đề nghị này. Bà nói: "Với tỷ lệ tiêm chủng của chúng ta quá thấp, không bang hay quốc gia nào trên hành tinh có thể chịu đựng được biến thể virus Delta." Trong số những người Úc trên 16 tuổi, chỉ có khoảng 11% đã được chủng ngừa vắc xin Covid-19.

Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng không ủng hộ những lời kêu gọi thay đổi kế hoạch phòng chống dịch hiện tại của nước này. Sau khi công bố kế hoạch 4 giai đoạn để trở lại cuộc sống bình thường vào ngày 2 tháng 7, ông khẳng định rằng sức mạnh của biến thể virus Delta khiến việc trở lại bình thường bị hoãn vô thời hạn.

New York Times: Mục tiêu không có ca nhiễm mới bị đổ bể, các quốc gia đối phó với Covid-19 ra sao? - Ảnh 10.

Mới đây, khu vực Canary Wharf ở London được gọi là "Ngày Tự do" vì chính phủ dỡ bỏ hầu như tất cả các hạn chế phòng chống dịch bệnh. TOM JAMIESON chụp cho New York Times.

Ở các khu vực như châu Âu, nơi mà tỉ tiêm chủng đã được triển khai rộng rãi trong nhiều tháng, các quốc gia đã đặt cược lớn vào kế hoạch tiêm chủng như một tấm vé để thoát khỏi dịch bệnh và là chìa khóa để duy trì tỷ lệ nhập viện thấp và tỷ lệ tử vong thấp.

Những người Đức đã được tiêm phòng đầy đủ trong vòng sáu tháng qua có thể dùng bữa trong các nhà hàng mà không cần cung cấp bằng chứng kết quả xét nghiệm nhanh âm tính. Họ được phép gặp gỡ riêng tư mà không có bất kỳ hạn chế nào, và việc đi lại không cần cách ly 14 ngày.

Ở Ý, việc đeo khẩu trang chỉ được yêu cầu khi vào cửa hàng hoặc không gian đông người, nhưng nhiều người vẫn đeo khẩu trang, dù chỉ che cằm. "Các cô con gái thường nhắc tôi - họ nói rằng tôi đã được tiêm phòng và không cần đeo khẩu trang, nhưng tôi đã quen với điều đó", Marina Castro, sống ở Rome, nói.

Ở Anh, hầu hết tất cả những cư dân dễ bị tổn thương nhất đều đã được tiêm phòng, và họ đã thực hiện các biện pháp nghiêm khắc nhất. Hôm thứ Hai (2/8), quốc gia này đã dỡ bỏ gần như tất cả các hạn chế đối với quy định phòng chống Covid-19, mặc dù các biến thể của virus Delta đã gia tăng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

New York Times: Mục tiêu không có ca nhiễm mới bị đổ bể, các quốc gia đối phó với Covid-19 ra sao? - Ảnh 11.

Ở Ý, đeo khẩu trang đã trở thành chuẩn mực, mặc dù hầu hết các nơi không còn bắt buộc phải đeo. NADIA SHIRA COHEN chụp cho New York Times.

Vào cái mốc mà các tờ báo nhỏ gọi là "Ngày Tự do", các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ đêm được mở cửa hoạt động. Các hạn chế đối với các cuộc tụ họp và yêu cầu đeo khẩu trang cũng đã được loại bỏ. Mọi người có thể được nhìn thấy đang ăn uống và tắm nắng ngoài trời, mặt đối mặt.

Với hầu hết các quy tắc không còn tồn tại, chính phủ kêu gọi mọi người sử dụng "trách nhiệm cá nhân" để duy trì sự an toàn.

Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid – người đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào tuần trước. Tháng trước, ông nói rằng Vương quốc Anh cần "học cách chung sống với loại virus này". Mặc dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy công chúng Anh có xu hướng mong muốn được mở cửa trở lại một cách từ từ hơn.

Singapore đã báo cáo 182 ca lây nhiễm tại địa phương vào thứ Ba (3/8), mức cao kỷ lục trong năm nay. Các quan chức Singapore cho biết số ca mắc bệnh có thể tăng trong vài ngày tới. Sự bùng phát của dịch dường như đã làm trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại theo từng giai đoạn, nhưng không làm phá vỡ kế hoạch.

Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore Wang Yikang cho biết: "Bạn phải cho mọi người cảm giác về sự tiến bộ dần dần, thay vì chờ đợi ngày trọng đại khi mọi lệnh cấm đều được gỡ bỏ và mừng phát điên lên".

New York Times: Mục tiêu không có ca nhiễm mới bị đổ bể, các quốc gia đối phó với Covid-19 ra sao? - Ảnh 12.

Người dân xếp hàng tại một trung tâm tiêm chủng bên ngoài Sydney. ANNA MARIA ANTOINETTE D'ADDARIO chụp cho New York Times.

*Theo New York Times

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại