Cách kiểm soát đau khớp khi “trái gió trở trời”

BS. Minh Hoa |

Có hơn 2/3 số bệnh nhân mắc bệnh về cơ xương khớp phải chịu đựng những cơn đau khớp dai dẳng, khó chịu mỗi khi “trái gió trở trời”, nhất là lúc nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột.

Vì vậy người bệnh cần biết cách kiểm soát cơn đau và bệnh khớp khi thời tiết thay đổi đột ngột lúc giao mùa.

Các bệnh khớp dễ gặp khi giao mùa

Theo y học hiện đại, bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Trong điều kiện bình thường, các thành phần của xương khớp luôn duy trì trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp.

Khi áp suất khí quyển hoặc nhiệt độ tăng hoặc giảm, chất lượng dịch khớp cũng thay đổi, phản ứng của các mô xung quanh khớp với nhiều quá trình lý hóa phức tạp, làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp.

Không những thế, tiết trời thay đổi còn làm sức đề kháng của cơ thể giảm, khiến bệnh nhân càng khó chịu đựng tình trạng đau khớp. Bệnh gây cản trở khả năng đi lại và làm xuất hiện những cơn đau đớn dai dẳng tại các khớp xương.

Có một thực tế là: Chứng bệnh khớp đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Phổ biến là thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lún xẹp đốt sống lưng ở nữ giới hoặc bệnh Gout (thống phong), viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống ở nam giới.

Chuyển mùa là thời điểm các cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn, không ngừng bào mòn sức chịu đựng và nền tảng sức khỏe người bệnh. Triệu chứng đau khớp có biểu hiện rất đa dạng.

Có trường hợp cứ thay đổi thời tiết là khớp đầu gối, cổ tay và ngón tay bị sưng vù, đỏ ửng, tê cứng và đau buốt không thể làm gì được, người khác lại thấy đầu gối nhức nhối, có cảm giác như kiến bò và phát ra tiếng lục cục mỗi khi trở trời.

Tình trạng cứng khớp cũng liên tục được người bệnh than phiền, mỗi sáng ngủ dậy, có cảm giác như chân của mình bị cứng lại, co duỗi rất khó khăn, cứ phải xoa bóp một lát mới đi lại bình thường được. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.

Với những người bị thoái hóa khớp, các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi thường biểu hiện rõ rệt ở hông, đầu gối, khuỷu tay, vai, cổ... Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp mà nguyên nhân chủ yếu là do lớp sụn khớp bị tổn thương, bào mòn dần.

Sụn khớp bị hủy hoại thường là khởi đầu của quá trình thoái hóa tại khớp. Đây cũng là nguyên nhân gây đau đớn của bệnh nhân khớp. Khi phần sụn bao bọc các đầu xương bị hủy hoại, chức năng bảo vệ khớp cũng dần mất đi và làm lộ ra phần đầu xương dưới sụn. Lúc vận động, hai đầu xương cọ vào nhau, người bệnh sẽ có cảm giác lạo xạo và đau đớn.

Cách kiểm soát đau khớp khi “trái gió trở trời” - Ảnh 1.

Hình ảnh thoái hóa khớp.

Người bệnh khớp có nên tập thể dục?

Khi bị viêm khớp, người bệnh thường khó vận động do đau hoặc cứng khớp nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người bệnh càng duy trì được vận động và có chế độ tập luyện thích hợp là một phương pháp giúp làm giảm đau, làm lỏng các khớp cứng, tăng tầm vận động nên cải thiện được khả năng hoạt động của khớp và chức năng sống hằng ngày.

Có 3 cách tập luyện tốt nhất cho người bị viêm khớp. Tập nhẹ (như khiêu vũ) giúp khớp hoạt động bình thường và giảm sự căng khớp, giúp duy trì và tăng sự dẻo dai. Tập mạnh (như cử tạ) làm mạnh cơ bắp, cơ có mạnh mới hỗ trợ và bảo vệ được các khớp bị viêm.

Thể dục nhịp điệu (aerobic) hay tập luyện kéo dài (như đi xe đạp) giúp cải thiện tim mạch, kiểm soát trọng lượng cơ thể và cải thiện toàn bộ chức năng. Kiểm soát thể trọng là yếu tố rất quan trọng đối với người bị viêm khớp bởi sự dư cân sẽ làm tăng áp lực lên các khớp. Nếu làm việc văn phòng, nên thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, đứng lên khoảng 5 - 10 phút để tránh mỏi khớp.

Tuy nhiên, để lập chương trình tập luyện, người bệnh viêm khớp cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và khi bắt đầu nên có sự giám sát của chuyên viên vật lý trị liệu.

Cách kiểm soát cơn đau khớp khi chuyển mùa

Theo thời gian, phần sụn bao bọc các đầu xương sẽ dần bị lão hóa nên không còn trơn tru, mất khả năng đàn hồi và bị mòn đi. Phần đầu xương không còn được bao bọc và bảo vệ tốt nên khi vận động sẽ cọ xát, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh vô cùng đau nhức. Người bệnh nên giữ ấm các khớp ngay khi thời tiết sắp sửa thay đổi.

Khi bị đau, có thể áp dụng các biện pháp như xoa bóp khớp, co duỗi nhẹ nhàng, chườm nóng... Chườm nóng bằng túi chườm nhiệt, khay nhiệt điện có tác dụng giảm đau, nhưng không nên áp dụng với ổ viêm có mủ, chấn thương đang sung huyết. Người bệnh cũng nên tránh bê vác nặng làm khớp thêm tổn thương và giảm cân (nếu béo phì) để hạn chế áp lực lên khớp.

Người bệnh có thể cung cấp các dưỡng chất phù hợp để nuôi dưỡng và giúp tái tạo mô sụn tại các khớp. Theo đó, người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ...

Các cơn đau khớp là những ám ảnh kinh khủng cho người bệnh. Vì vậy, việc dùng thuốc giảm đau là cần thiết.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời trong cơn đau cấp và nếu lạm dụng các thuốc giảm đau chứa corticoid, sẽ có thể gây ra tác dụng phụ lên dạ dày, tim mạch, thận..., đặc biệt là với người già.

Do vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc giảm đau mà cần sớm thăm khám các bác

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại