Chuyên gia Trung Quốc "lật tẩy" lỗ hổng lớn của Su-35 Nga

Khang Minh |

Thiết bị điện tử của Su-35 dường như không có được bất kỳ lợi thế nào trong điều kiện đối kháng thực chiến, thậm chí khi đối kháng điện tử còn bị J-10C của Trung Quốc chế áp.

Gần đây, chia sẻ trên trang mạng Beijing Time, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Trung Quốc Tịch Á Châu tiết lộ, chiến đấu cơ Su-35 mà nước này mua của Nga vì một số vấn đề về thiết bị phụ trợ khiến nó vẫn chưa thể tham gia vào cuộc đua "Mũ bảo hiểm Vàng" của không quân Trung Quốc.

Lỗ hổng này của Su-35 đã được phát hiện trong cuộc diễn tập đối kháng mang tính nghiên cứu với các chiến đấu cơ thế hệ 3 + như J-10C của Quân đội Trung Quốc.

Theo Beijing Time, thiết bị điện tử của Su-35 dường như không có được bất kỳ lợi thế nào trong điều kiện đối kháng thực chiến, thậm chí khi đối kháng điện tử còn bị J-10C của Trung Quốc chế áp. Điều này có nghĩa là đối phương chỉ cần sử dụng chiến đấu cơ thế hệ 3 + là có thể chế áp được Su-35.

Theo phân tích của Beijing Time, sở dĩ xuất hiện tình trạng như vậy là do Su-35 của Nga trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động Irbis-E (Snow Leopard) trong khi J-10C của Trung Quốc sử dụng radar mảng pha chủ động. Tuy Irbis-E gần như là đỉnh cao của radar mảng pha thụ động nhưng vẫn chưa đủ mạnh khi phải đối mặt với loại radar chủ động của J-10C.

Cụ thể, bộ phát sóng bức xạ ở radar mảng pha chủ động của Trung Quốc được trang bị thiết bị thu - phát sóng điện từ có những ưu điểm vượt trội hơn so với radar mảng pha thụ động của Nga về băng thông, khả năng xử lý tín hiệu và thiết kế dự phòng. Tất nhiên, độ khó và chi phí thiết lập radar mảng pha chủ động cũng cao hơn so với radar mảng pha thụ động.

Chuyên gia Trung Quốc lật tẩy lỗ hổng lớn của Su-35 Nga - Ảnh 1.

Tiêm kích J-10C của Trung Quốc với tên lửa không đối không PL-10. Ảnh: AIN

Tuy nhiên, so với chiến đấu cơ nội địa của Trung Quốc, Su-35 cũng có những ưu thế riêng, chẳng hạn như động cơ. Giới phi công Trung Quốc cho rằng, chỉ cần lắp đặt thiết bị điện tử hàng không của J-16 lên Su-35 là có thể nâng cao khả năng tác chiến thực sự của Su-35, qua đó phát huy tối đa giá trị của nó.

Năm 2015 Trung Quốc ký hợp đồng mua 24 chiến đấu cơ Su-35 của Nga trị giá 2 tỷ USD. Nga đã hoàn thành việc bàn giao 14 chiến đấu cơ cho Trung Quốc và gần đây truyền thông Nga cho biết, 10 chiến đấu cơ S-35 còn lại sẽ được bàn giao cho Bắc Kinh vào cuối năm 2018.

Chiến đấu cơ Su-35 có chiều dài khoảng 22 m, sải cánh 15 m, thiết kế hình dáng đơn giản nhưng lại sở hữu kết cấu khí động học rất ưu việt. Tải trọng cất cánh tối đa của Su-35 là 34.500 kg, trang bị 2 động cơ turbofan AL-35FM, tốc độ bay tối đa có thể đạt Mach 2,25.

Su-35 có 12 giá treo hỏa lực, có thể mang được tối đa 8 tấn vũ khí, thực hiện cả các sứ mệnh tấn công mặt đất, chống hạm và không chiến.

Máy bay Su-35 của Nga bay trình diễn tại Moscow

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại