Cho trẻ dùng điện thoại: Nhiều người tưởng không hại nhưng thật ra hậu quả rất nghiêm trọng

Thanh Tùng |

Theo kết quả nghiên cứu mới tại Hàn Quốc, cha mẹ nên quan tâm đến việc nghiện điện thoại của con (đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên). Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.

Liệu con bạn có suốt ngày "dính chặt" với chiếc điện thoại? Chúng có online liên tục hay không, hoặc kiểm tra thông báo trên mạng xã hội với tần suất vài phút một lần, hay dành phần lớn thời gian đắm mình với những video trên mạng internet?

Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học tại Seoul, Hàn Quốc cho rằng, nếu có bất kì một trong các dấu hiệu trên, đó là lúc bạn cần phải cảnh giác và không được phép chủ quan.

Tại một cuộc khảo sát người tiêu dùng được thực hiện trong năm nay tại Mỹ cho thấy có khoảng 82 % người Mỹ có sở hữu hoặc có thể sử dụng smartphone, trong đó có khoảng 92 % người thích dùng nó khi đang mua sắm, khoảng 78% người thừa nhận rằng mình hay tranh thủ lướt web khi đang ăn, và 44 % người dùng điện thoại thông minh trong lúc đang băng qua đường.

Cho trẻ dùng điện thoại: Nhiều người tưởng không hại nhưng thật ra hậu quả rất nghiêm trọng - Ảnh 1.

44% người dùng điện thoại thông minh trong lúc đang băng qua đường

Thêm vào đó, theo khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center), có 73% lứa tuổi thiếu niên là có dùng smartphone, và 92% trong số đó nói rằng có online hàng ngày.

Tiến sĩ Hyung Suk Seo, thuộc trường Đại học Hàn Quốc, cảnh báo việc nghiện smartphone ở lứa tuổi thiếu niên không chỉ gây lãng phí nhiều thời gian mà còn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho các em ở trong đó.

Thực tế là ở những trẻ thanh thiếu niên khi nghiện smartphone và internet, có sự bất cân bằng chuyển hóa trong não bộ, từ đó rất dễ dẫn tới bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu.

Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả từ nghiên cứu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Hình Ảnh Học Bắc Mỹ (the Radiological Society of North America), tại thành phố Chicago, Hoa Kỳ.

Trẻ nghiện smartphone dễ bị trầm cảm

Tiến sĩ Seo và các cộng sự đã làm việc với 19 trẻ vị thành niên – độ tuổi trung bình khoảng 15.5 tuổi – bao gồm 9 trẻ trai và 10 trẻ gái được xác định bởi các chuyên gia tâm lý học là đang mắc chứng nghiện smartphone và internet.

19 trẻ này được so sánh các dấu ấn sinh học về giới tính và tuổi tác với 19 trẻ khác không nghiện smartphone.

Những trẻ tham gia nghiên cứu sẽ được kiểm tra não bằng kĩ thuật phổ quang học cộng hưởng từ (magnetic resonance spectroscopy - MRS), kĩ thuật này cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá nồng độ các chất hóa học tham gia chuyển hóa bên trong não.

Trong số 19 trẻ nghiện smartphone và internet, có 12 em được thực hiện liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT) trong hơn 9 tuần. Kết quả của liệu pháp sẽ phân loại từng kiểu nhận thức – hành vi của từng em theo chương trình cai nghiện mục tiêu (program targeting gaming addiction) đã được chuẩn hóa.

Cho trẻ dùng điện thoại: Nhiều người tưởng không hại nhưng thật ra hậu quả rất nghiêm trọng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Để đánh giá mức độ nghiện smartphone của từng trẻ vị thành niên tham gia nghiên cứu, các nhà khoa học đã dùng một bộ câu hỏi và khảo sát tập trung vào sự ảnh hưởng của smartphone và internet lên các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Cũng như các tác hại lên hiệu suất làm việc và học tập, trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Và đặc biệt là ảnh hưởng của nghiện smartphone lên trên giấc ngủ và sức khỏe tâm thần của những trẻ này.

"Trẻ nào có điểm càng cao sau khi làm bộ câu hỏi này sẽ có mức độ nghiện smartphone càng nặng hơn so với những em có điểm số thấp sau khi làm khảo sát."Tiến sĩ Seo giải thích.

Những trẻ tham gia nghiên cứu có mức độ nghiện internet và smartphone càng nặng thì càng dễ có biểu hiện trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ và thay đổi hành vi.

Sự mất cân bằng chuyển hóa trong não bộ

Những trẻ vị thành niên nghiện smartphone được thực hiện MRS trước khi làm CBT, trong khi nhóm còn lại chỉ khảo sát duy nhất một kĩ thuật MRS mà không làm CBT. Các nhà nghiên cứu nhận được kết quả khá thú vị khi thu thập nồng độ chất gamma aminobutyric acid (GABA) và glutamate-glutamine (Glx) trong não.

GABA là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò ức chế trong các tế bào thần kinh, làm chậm tín hiệu giữa các tế bào não.

Ngược lại với GABA, Glx là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò kích thích dẫn truyền làm tăng tốc độ truyền tín hiệu trong não. GABA được đảm bảo cân bằng chuyển hóa với tác dụng của Glx.

Cho trẻ dùng điện thoại: Nhiều người tưởng không hại nhưng thật ra hậu quả rất nghiêm trọng - Ảnh 3.

GABA, Glx là một chất dẫn truyền thần kinh

Sự mất cân bằng giữa GABA và Glx khiến cho trẻ bị rối loạn cảm xúc, từ đó dẫn tới dễ bị trầm cảm và rối loạn lo âu.

Theo kết quả phổ quang học cộng hưởng từ (MRS) của những trẻ nghiện smartphone, so sánh với kết quả MRS ở những trẻ khỏe mạnh, có tỉ lệ GABA nhiều hơn so với Glx trước khi thực hiện liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT), tập trung nhiều ở vùng đai trước của vỏ não, là vùng có vai trò nhận thức và điều chỉnh cảm xúc.

Tiến sĩ Seo giải thích rằng tỉ lệ giữa GABA và Glx có sự thay đổi đáng kể là do hành vi nghiện smartphone của những trẻ vị thành niên, chính điều này dễ dẫn các em đến những bệnh lý tâm thần như trầm cảm và rối loạn lo âu.

Các nhà nghiên cứu còn đưa ra giả thiết rằng, mức độ GABA ở vùng đai trước của vỏ não của những trẻ nghiện smartphone và internet, có liên quan đến sự phá hủy khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của não bộ.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần đề cao cảnh giác và không nên thờ ơ hay bỏ qua trước sự nghiện ngập smartphone của con em mình.

*Theo Medicalnewstoday

Xem thêm:

Điều gì xảy ra với não bộ và cơ thể khi ăn đồ ăn cay?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại