Ai cũng biết nước ngọt gây hại cho sức khoẻ, nhưng nếu không uống nữa cơ thể sẽ ra sao?

Hà Phương |

Nước ngọt là thức uống giải khát hiệu quả được nhiều người yêu thích, tuy nhiên những tác hại mà loại nước này gây ra cho con người quả thực rất khủng khiếp.

Uống nước ngọt thường xuyên vốn dĩ là một thói quen không lành mạnh và qua thời gian, nó sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, mặc dù đã có hàng trăm cảnh báo về thức uống này nhưng hàng triệu người vẫn không thể từ bỏ nó.

Điều này dường như là do trong nước ngọt có chứa hàm lượng đường cao, có thể gây nghiện. Bên cạnh đó, một số chất chứa caffeine và chất phụ gia trong thức uống này cũng không hề lành mạnh đối với sức khỏe.

Những mặt hại mà nước ngọt gây ra cho sức khỏe con người thì hầu như ai cũng biết, tuy nhiên nếu ngừng uống nước ngọt cơ thể sẽ thay đổi ra sao?

1. Cơ thể có nhiều năng lượng hơn

Nước ngọt làm tăng lượng đường trong máu, từ đó nó sẽ khiến bạn mất tập trung và dễ mệt mỏi. Bên cạnh đó, các hợp chất hóa học trong nước ngọt còn ảnh hưởng tới quá trình hydrat hóa tế bào, làm giảm khả năng oxy hóa của các mô trong cơ thể. Chính những điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tinh thần ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

2. Ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng

Theo một nghiên cứu năm 2013, trong một số trường hợp, uống nhiều nước ngọt sẽ khiến răng miệng bị bào mòn không khác gì một người sử dụng ma túy.

Trong cuộc nghiên cứu này, các chuyên gia phát hiện một người phụ nữ uống 2 lít nước ngọt mỗi ngày trong vòng 3-5 năm thì răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như một người nghiện methamphetamine (một chất gây nghiện tổng hợp giống cocaine).

Ai cũng biết nước ngọt gây hại cho sức khoẻ, nhưng nếu không uống nữa cơ thể sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Axit xitric trong nước ngọt sẽ bào mòn men răng (Ảnh minh họa)

Axit xitric trong nước ngọt sẽ bào mòn men răng, khiến răng dễ bị sâu và có màu vàng ố, trông rất mất thẩm mỹ. Vì vậy, để răng miệng được thơm mát, khỏe đẹp, bạn nên loại bỏ nước ngọt ra khỏi thực đơn mỗi ngày.

3. Giúp giảm cân

Một trong những cách giảm cân dễ nhất là cắt giảm lượng nước ngọt mỗi ngày. Theo Malia Frey, một chuyên gia giảm cân cho biết, nếu loại bỏ nước ngọt trong chế độ ăn uống mỗi ngày thì một năm bạn sẽ giảm được 200.000 calo, khoảng 27kg.

4. Ít cảm thấy thèm ăn hơn

Uống nước có ga sẽ khiến bạn thèm ăn nhiều hơn, đặc biệt là đồ ngọt. Theo chuyên gia dinh dưỡng Isabel Smith, chất tạo ngọt nhân tạo trong thức uống này sẽ ảnh hưởng đến cảm giác no của chúng ta. Khi chúng ta ăn thứ gì đó cực kỳ ngọt, cơ thể sẽ có sự thay đổi để sẵn sàng tiếp nhận một lượng calo lớn.

Thông thường, khi ăn các cơ trong dạ dày sẽ dãn ra để tiếp nhận thức ăn và các hoóc môn được giải phóng. Trong khi đó, khi ăn đồ có chứa chất tạo ngọt nhân tạo (chất này ngọt hơn đường 400-8.000 lần) có thể khiến bạn thèm ăn nhiều hơn do mất đi cảm giác no.

5. Ngăn ngừa các vấn đề về xương

Nước giải khát, đặc biệt là nước có ga sẽ gây tổn hại tới xương của bạn. Nguyên nhân là do trong nước giải khát có chứa hàm lượng photpho và các chất phụ gia hóa học cao, gây cản trở sự hấp thu canxi của xương. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương và mất xương, tức mật độ xương sẽ giảm xuống.

Ai cũng biết nước ngọt gây hại cho sức khoẻ, nhưng nếu không uống nữa cơ thể sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Trong nước giải khát có chứa hàm lượng photpho và các chất phụ gia hóa học cao, gây cản trở sự hấp thu canxi của xương (Ảnh minh họa)

6. Da sáng khỏe hơn

Hàm lượng cao các chất hóa học và đường tinh luyện trong nước giải khát có thể làm tăng tốc độ lão hóa tế bào, đồng nghĩa với việc đẩy nhanh quá trình lão hóa của con người. Ngoài ra, thức uống này còn làm tăng lượng độc tố trong máu bằng cách giảm khả năng oxy hóa của các tế bào, từ đó khiến da bị khô sạm đi.

7. Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ nhiều nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận và thậm chí là suy thận. Điều này là do nó có chứa nhiều chất hóa học độc hại khiến thận khó lọc sạch.

Những người thường xuyên uống nước ngọt có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp 2 lần so với những người không uống. Bên cạnh đó, nghiên cứu sức khỏe các Y tá (the Nurses’ Health Study) cho biết phụ nữ uống nhiều nước ngọt mỗi ngày còn khiến chức năng gan bị suy giảm.

8. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ năm 2012 cho thấy, các loại đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mãn tính và những người uống nhiều nước ngọt sẽ có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn 20%.

Một nghiên cứu khác được công bố năm 2011 cũng cho biết, thức uống này sẽ làm tăng huyết áp và khiến bạn muốn uống nó nhiều hơn. Việc ngừng uống nước ngọt không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn là một cách để bảo vệ sức khẻo tim mạch.

9. Tốt cho não bộ

Uống nước ngọt có thể giúp bạn tập trung tạm thời nhưng nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của não bộ, từ đó có thể khiến trí nhớ bị suy giảm.

Một số nhà nghiên cứu cho biết, lượng chất béo bão hòa và đường tinh luyện (HSF) trong nước ngọt có thể ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng hoạt động của não bộ, từ đó ảnh hưởng tới khả năng học hỏi và ghi nhớ của một người. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cũng tìm ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều nước ngọt và việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hoặc bệnh mất trí nhớ.

Ai cũng biết nước ngọt gây hại cho sức khoẻ, nhưng nếu không uống nữa cơ thể sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Nhiều nghiên cứu ìm ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều nước ngọt và việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hoặc bệnh mất trí nhớ (Ảnh minh họa)

10. Sống lâu hơn

Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí y tế công cộng Mỹ (American Journal of Public Health) cho thấy những người uống nhiều nước giải khát có telomeres (trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể) trong các tế bào miễn dịch ngắn hơn, điều này có nghĩa là tuổi thọ sẽ bị rút ngắn lại. Vì vậy, cắt giảm lượng nước ngọt có thể kéo dài telomeres cũng như tuổi thọ của bạn.

*Theo Step to health & Medicaldaily

Xem thêm:

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống 1 lon nước ngọt?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại