Popular Mechanics: Mỹ không bao giờ nên thử thêm hạt nhân

Lê Ngọc |

Thử nghiệm hay đe dọa của thử nghiệm vũ khí hạt nhân được sử dụng như một con bài thương lượng trong các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí.

Nhà Trắng đã thảo luận về việc tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân mới sau gần ba thập kỷ. Ý tưởng về một cuộc thử nghiệm được đưa ra trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống, như một con bài mặc cả trong các cuộc thảo luận kiểm soát vũ khí với Nga và Trung Quốc.

Theo Washington Post, vấn đề đã được đưa ra tại cuộc họp, nhưng, cuộc họp không kết thúc với bất kỳ nghị quyết nào về tiến hành thử nghiệm.

Một quan chức chính quyền cấp cao cho biết đề xuất này thu hút rất nhiều cuộc tranh luận đang diễn ra.

Tuy nhiên, một người khác quen thuộc với cuộc họp tiết lộ, quyết định cuối cùng đã được đưa ra là áp dụng các biện pháp khác nhằm đối phó với các mối đe dọa do Nga và Trung Quốc đặt ra và tránh nối lại thử nghiệm.

Cuộc thử nghiệm sẽ gây kích động không cần thiết và sẽ làm suy yếu các nỗ lực nhằm hạn chế kho vũ khí hạt nhân của các quốc gia như Triều Tiên, Pakistan và các quốc gia khác.

Popular Mechanics: Mỹ không bao giờ nên thử thêm hạt nhân - Ảnh 2.

Một vị trí thử nghiệm hạt nhân; Nguồn: PM

Năm 2018, Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) 1987 và đã rút khỏi nó vào năm 2019. Mỹ cũng cáo buộc Nga và Trung Quốc gần đây đã tiến hành các vụ thử hạt nhân công suất cực thấp, nhưng không cung cấp đủ chi tiết để có thể xác minh độc lập.

Có lẽ, các vụ thử sẽ là một nỗ lực để “răn đe” cả hai quốc gia, thể hiện quyết tâm của Mỹ.Mỹ đã tiến hành 1.030 vụ thử vũ khí hạt nhân từ năm 1945 đến năm 1992 - năm thử nghiệm cuối cùng.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đã dần được đưa ra khỏi tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao; máy bay ném bom, tên lửa và các hệ thống mang mới khác đã bị hủy bỏ hoặc đình hoãn nghiên cứu; số lượng đầu đạn đã giảm nhờ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí.

Chính phủ Mỹ đã phát đi tín hiệu rằng họ sẽ tham gia một thỏa thuận mới hạn chế vũ khí hạt nhân, nhưng muốn Trung Quốc tham gia vào thỏa thuận ba bên Nga-Mỹ-Trung mới này. Mỹ hiện có 6.185 đầu đạn hạt nhân, trong khi Nga có 6.490 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc có khoảng 290 vũ khí.

Mặc dù gần ba thập kỷ không thử hạt nhân, Mỹ vẫn có phương tiện và có thực hiện thử nghiệm hạt nhân nhanh chóng.

Popular Mechanics: Mỹ không bao giờ nên thử thêm hạt nhân - Ảnh 4.

Mỹ từng khoan chuẩn bị nhiều vị trí thử nghiệm hạt nhân; Nguồn: PM


Cơ sở An ninh Quốc gia Nevada ( Nevada National Security Site - NNSS), trước đây gọi là Địa điểm Thử nghiệm Quốc gia, là nơi thực hiện hàng trăm vụ thử hạt nhân, và vẫn còn các hầm thử nghiệm được đào từ nhiều thập kỷ trước chưa sử dụng luôn sẵn sàng. Các thử nghiệm mới có thể sẽ được tiến hành ở phía bắc NNSS.

Việc sử dụng thử nghiệm vũ khí hạt nhân như một con bài thương lượng sẽ theo hai cách. Một mặt, vụ thử hạt nhân mới sẽ báo hiệu cho các quốc gia khác là Mỹ sẵn sàng khởi động lại quá trình phát triển vũ khí hạt nhân mới đắt đỏ, buộc họ phải làm điều tương tự trừ khi thỏa thuận kiểm soát vũ khí đạt được.

Một cuộc thử nghiệm vũ khí lấy từ kho dự trữ quốc gia cũng sẽ giúp chứng minh độ tin cậy của kho vũ khí.

Popular Mechanics: Mỹ không bao giờ nên thử thêm hạt nhân - Ảnh 5.

Các vụ thử nghiệm mới được cho sẽ tiến hành tại khu vực số 19 và 20; Nguồn: PM



Ảnh hưởng tiêu cực của vụ thử như vậy lớn hơn các mặt tích cực. Nếu Mỹ tiếp tục thử nghiệm, Nga và Trung Quốc có thể sẽ làm theo, và Mỹ không là quốc gia duy nhất có thể tinh chỉnh thiết kế hạt nhân của mình thông qua thử nghiệm.

Vũ khí thử nghiệm có thể không hoạt động, kết quả là chắc chắn sẽ không ai muốn để đối thủ biết. Cuối cùng, một vụ thử hạt nhân của Mỹ sẽ khuyến khích các quốc gia bất hảo như Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm và phát triển vũ khí hạt nhân của riêng họ.

Một vụ thử hạt nhân mới khác xa với cách nó đã được thực hiện, và đã bị Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia - cơ quan liên bang phụ trách kho vũ khí hạt nhân của Mỹ - phản đối.

Điều đó cho thấy, quyết định thử nghiệm bị chi phối bởi những cân nhắc chính trị hơn là những vấn đề thực tiễn.

Mỹ đã dành nhiều thập kỷ để xây dựng thiện chí bằng cách từ chối thử nghiệm. Sẽ là một sai lầm khi phung phí thiện chí để thể hiện sức mạnh không cần thiết mà cuối cùng không mang lại lợi ích cho ai.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại