Phương pháp ngủ 337 của Nhật Bản: Ngay cả mất ngủ kinh niên cũng không còn đáng ngại

Trần Quỳnh |

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là thực hành dễ dàng, không có quá nhiều yêu cầu, cũng không hề tốn kém, ai cũng có thể kiên trì thực hiện.

Thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, sáng sớm cảm thấy mệt mỏi, ban ngày thường xuyên buồn ngủ,… là những dấu hiệu thường gặp của người có vấn đề về giấc ngủ.

Ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ không sâu sẽ khiến cơ thể và tinh thần mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc cũng như học tập, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc béo phì, tiểu đường, cao huyết áp cùng nhiều bệnh lý khác.

Ông Sato Katsura, Giám đốc Viện xúc tiến Sức khỏe Nhật Bản Shoko Kato, mới đây đã đề xuất một phương pháp cải thiện giấc ngủ hữu hiệu mang tên: "Phương pháp ngủ 337".

Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo ngủ say trong 3 tiếng đầu

Phương pháp ngủ 337 của Nhật Bản: Ngay cả mất ngủ kinh niên cũng không còn đáng ngại - Ảnh 1.

Việc đảm bảo ngủ say trong 3 tiếng đầu tiên và tránh bị yếu tố bên ngoài tác động vào giấc ngủ là điều quan trọng nhất trong nguyên tắc 3-3-7. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Thời điểm từ 22h tối đến 3h sáng là lúc các hormone tăng trưởng được sản xuất nhiều nhất. Bạn cần đảm bảo ngủ say vào khoảng thời gian này để cơ thể có thể tăng trưởng, các khí quan bên trong cũng có thời gian được phục hồi.

Nhiều người thường có thói quen nằm xem tivi vào buổi tối, nhưng vì mệt mỏi mà lim dim lúc nào không hay. Sau đó, họ bị tỉnh giấc bởi những việc buộc phải làm như tắt ti vi, đánh răng, rửa mặt, dọn giường ngủ,…

Các việc làm gây gián đoạn giấc ngủ như trên nếu thường xuyên diễn ra trong thời gian dài có thể gây gây rối loạn giấc ngủ, mọi người cần đặc biệt hạn chế.

Thứ hai: Đi ngủ trước 3 giờ sáng

Phương pháp ngủ 337 của Nhật Bản: Ngay cả mất ngủ kinh niên cũng không còn đáng ngại - Ảnh 2.

Thức quá 3h sáng sẽ khiến bạn khó có được giấc ngủ trọn vẹn và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần, sức khỏe của bạn. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Thời gian lý tưởng nhất để chìm vào giấc ngủ là 22 giờ tối. Nhưng cuộc sống hiện đại với quá nhiều công việc và áp lực đã khiến một giấc ngủ sớm trở nên khó khăn.

Những người có quỹ thời gian hạn hẹp thường phải giấc ngủ muộn, tuy nhiên cần đảm bảo đi ngủ trước 3 giờ sáng. Đây đã là giới hạn lớn nhất mà cơ thể chịu đựng được.

Nếu ngủ sau khung giờ này, bạn sẽ phải chịu nhiều tổn hại về tinh thần cũng như sức khỏe do tình trạng thiếu ngủ và rối loạn giấc ngủ gây ra.

Thứ ba: Tổng thời gian ngủ đủ 7 tiếng/ngày

Phương pháp ngủ 337 của Nhật Bản: Ngay cả mất ngủ kinh niên cũng không còn đáng ngại - Ảnh 3.

Tổng thời gian ngủ cộng vào đủ 7 tiếng mỗi ngày là con số hoàn hảo cho giấc ngủ của bạn. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Việc đảm bảo giấc ngủ buổi đêm kéo dài ít nhất 7 tiếng có thể sẽ là yêu cầu khó khăn với những người bận rộn. Nhưng thay vào đó, bạn có thể thư giãn cơ thể bằng những giấc ngủ ngắn trong ngày, miễn sao thời gian ngủ ban ngày và buổi đêm cộng lại nhiều hơn 7 tiếng.

Nếu thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu ngủ, bạn cần bổ sung gấp một giấc ngủ đủ và chất lượng vào cuối tuần. Tuy nhiên, giấc ngủ bù này không nên chênh lệch quá 2 tiếng so với ngày thường để tránh làm rối loạn đồng hồ sinh học.

Lưu ý: Trong trường hợp không thể thực hiện trọn bộ 3 nguyên tắc trên, các chuyên gia kiến nghị bạn nên ưu tiên cho nguyên tắc thứ nhất, bởi độ sâu của giấc ngủ quan trọng hơn so với thời gian ngủ.

*Theo Health People

Xem thêm:

Tác hại của việc thiếu ngủ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại