Ngủ tốt bao nhiêu, sống thọ bấy nhiêu: Ngủ bao lâu là đủ, từ 3 đến 65 tuổi trở lên cần biết

Vân Hồng |

Đây là thông tin cần biết về giấc ngủ và những bệnh liên quan đến giấc ngủ không đảm bảo. Người từ 3 tuổi đến 65 tuổi cần biết.

Người có giấc ngủ tốt sẽ có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao

"Ngủ ngon một mạch cho đến khi tự nhiên tỉnh dậy" là mơ ước của nhiều người và cũng là mục đích để có được sức khỏe của mỗi người. Điều này chứng tỏ ngoài điều kiện vật chất, giấc ngủ ngon là mục tiêu của rất nhiều người.

Vấn đề này cũng hoàn toàn hợp với quy luật tự nhiên của con người vì chúng ta phải dành hơn 1/3 thời gian của đời người để ngủ.

Nhưng rõ ràng trong thực tế, việc có được giấc ngủ ngon hay nhiều tiền đối với đa số người vẫn là điều còn xa vời.

Đại đa số mọi người không chỉ bận rộn với công việc mà còn phải giải trí nên chỉ có thể hy sinh thời gian ngủ để bù vào khoảng thời gian không đủ trong ngày, thậm chí có người không muốn ngủ dù không có việc gì nên phải thức khuya sau đó mới đi ngủ.

Dù ai cũng hiểu chân lý "thức khuya hại thân" nhưng họ vẫn cứ theo thói quen mà thức. Nhưng bạn có biết rằng thời gian bạn ngủ vào ban đêm trực tiếp quyết định bạn có thể sống được bao lâu! Chúng ta cùng tìm hiểu.

Ngủ tốt bao nhiêu, sống thọ bấy nhiêu: Ngủ bao lâu là đủ, từ 3 đến 65 tuổi trở lên cần biết - Ảnh 1.

Bạn ngủ bao lâu vào ban đêm trực tiếp quyết định bạn có thể sống được bao lâu!

Đại học California, Trường Dược và Ung thư San Diego của Hoa Kỳ đã dành 6 năm, khảo sát 1 triệu người trong độ tuổi từ 30-102 và nhận thấy rằng: Người lớn ngủ quá nhiều (> 9,4h) hoặc quá ít (<4,5 h), tỷ lệ tử vong sẽ tăng đáng kể, và những người ngủ từ 6,5-7,4 giờ có tỷ lệ tử vong thấp nhất.

Các chi tiết như biểu đồ sau:

Ngủ tốt bao nhiêu, sống thọ bấy nhiêu: Ngủ bao lâu là đủ, từ 3 đến 65 tuổi trở lên cần biết - Ảnh 2.

Các chuyên gia y tế cho rằng, kết quả trong hình trên là khá hợp lý, việc nắm bắt tốt thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có lợi cho tuổi thọ của chúng ta, nếu chúng ta ngủ không ngon giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh và ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Chất lượng giấc ngủ kém cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau đây:

1. Thần thái sắc mặt trở nên xấu đi

Trường Giấc ngủ Luân Đôn (Anh) London Sleep School đã công bố một báo cáo: Trong vòng 1 tuần, việc giảm 2 giờ ngủ mỗi ngày có thể tác động đáng kể đến ngoại hình.

Những phụ nữ tham gia cuộc khảo sát đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng nếp nhăn tới 45%; số lượng vết nám tăng 13 %. Vì vậy, nếu sợ xấu xí, cố gắng đừng thức khuya.

2. Dễ bị béo phì

Dữ liệu nghiên cứu liên quan cho thấy: Ngủ không đủ giấc cũng có thể dẫn đến béo phì, vì thức khuya có thể làm giảm tiết hormone và nó có chức năng phân hủy chất béo nhất định.

Không chỉ vậy, việc khó ức chế hoạt động thần kinh giao cảm do thức khuya cũng sẽ làm tăng lượng đường trong máu và có thể gây béo phì.

3. Rối loạn miễn dịch

Giáo sư Trần Vũ Khiết (Chen Yujie), Khoa Hô hấp và Giấc ngủ, Bệnh viện Nhân dân số 4 Tứ Xuyên (TQ) cho biết: Ngủ không đủ giấc dễ dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Ví dụ, nó có thể gây viêm thận khi nó biểu hiện ở thận; nó có thể gây ra các bệnh viêm khớp dạng thấp khi nó biểu hiện viêm ở khớp. Biểu hiện trên da là có thể gây ra bệnh lupus ban đỏ.

4. Dẫn đến huyết áp cao

Tạp chí y học Cao huyết áp (Anh) từng công bố một nghiên cứu quốc gia, kết quả cho thấy ngủ kém và không đủ giấc trong thời gian dài là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến huyết áp cao.

Nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong 5 năm trên 10.000 người trưởng thành của các nhà nghiên cứu Anh, và cuối cùng phát hiện ra rằng những người thường chỉ ngủ ≤ 6 giờ có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn 42% so với những người ngủ ngon sau 8 giờ; và những người ngủ ít hơn 5 giờ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gần 73%.

5. Dễ mắc bệnh Alzheimer

Tạp chí y khoa "Natural Neurology" đã công bố một nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể dẫn đến hình thành các mảng não, từ đó dẫn đến bệnh Alzheimer.

Điều này chủ yếu là do sự gia tăng của loại protein mang tính biểu tượng trong bệnh Alzheimer có liên quan đến mô hình giấc ngủ sâu bị xáo trộn hơn.

6. Tăng nguy cơ ung thư

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế từ lâu đã xác định rằng những người không ngủ đủ giấc trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư sớm cao hơn 49% so với người ngủ đủ giấc và ung thư giai đoạn muộn là 24%.

Điều này chủ yếu là do thiếu ngủ có thể gây rối loạn nồng độ hormone trong cơ thể, gây ra chuyển hóa tế bào bất thường trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phân chia bình thường của tế bào con người và cuối cùng là gây ra đột biến tế bào.

Ngủ tốt bao nhiêu, sống thọ bấy nhiêu: Ngủ bao lâu là đủ, từ 3 đến 65 tuổi trở lên cần biết - Ảnh 4.

Như vậy có thể thấy việc giữ sức khỏe và sống lâu hơn và đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc quan trọng như thế nào! Và vì độ tuổi khác nhau nên thời gian ngủ cần thiết cũng khác nhau, bạn có biết mình ngủ bao nhiêu tiếng là hợp lý không?

Bảng thời gian ngủ tốt nhất cho các độ tuổi khác nhau

Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ đã đưa ra danh sách thời gian ngủ cần thiết cho từng độ tuổi, như sau:

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi, thời gian ngủ tốt nhất là: 10-13h / ngày;

Trẻ từ 6 đến 13 tuổi, thời gian ngủ tốt nhất là: 9-11h / ngày;

Đối với thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi, thời gian ngủ tốt nhất là: 8-10h / ngày;

Người lớn từ 18 đến 25 tuổi, thời gian ngủ tốt nhất là: 7-9h / ngày;

Người lớn từ 26 đến 64 tuổi, thời gian ngủ tốt nhất là: 7-9h / ngày;

Người già trên 65 tuổi, thời gian ngủ tốt nhất là: 7-8h / ngày.

Bạn có thể so sánh tùy theo độ tuổi của mình, nếu chênh lệch quá nhiều thì nên điều chỉnh càng sớm càng tốt, nhớ đừng thức khuya nhé. Nếu bạn phải thức khuya vì một lý do nào đó, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng đúng các phương pháp giảm thiểu tác hại của thức khuya để giảm thiểu tác hại.

Ngủ tốt bao nhiêu, sống thọ bấy nhiêu: Ngủ bao lâu là đủ, từ 3 đến 65 tuổi trở lên cần biết - Ảnh 5.

*Theo Health/39

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại