"Nắm thóp" điểm yếu của Ấn Độ, Trung Quốc đã có chiến thuật tất thắng xung đột biên giới?

DK |

Có thể Bắc Kinh đã "nắm thóp" New Delhi để vừa tiếp tục "ung dung tự tại" đồng thời tiến hành các bước tiếp theo của kế hoạch ở khu vực biên giới tranh chấp mà họ đặt ra.

Trung Quốc vẫn "ung dung tự tại" dù Ấn Độ tăng cường binh lực?

Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia chiếm tới 37% tổng dân số toàn cầu đang đối đầu trên một "mặt trận" dài hơn 3.440km, được biết đến với tên gọi là Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).

Bất chấp việc Quân đội Ấn Độ đưa xe tăng T-72M/M1, T-90S, trực thăng AH-64E Apache và tiêm kích Su-30MKI, MiG-29 tới khu vực, hỏa lực của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được cho là "yếu thế" hơn nhiều.

Theo bài viết được tổ chức IISS đăng tải vào ngày 18/6, hỏa lực của PLA tại các điểm tranh chấp ở phía đông Ladakh ngoài xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 là các trận địa pháo xe kéo và có thể họ chỉ tăng cường các tổ hợp lựu pháo tự hành PLC-181 và pháo phản lực PCL-191.

Nắm thóp điểm yếu của Ấn Độ, Trung Quốc đã có chiến thuật tất thắng xung đột biên giới? - Ảnh 1.

Không ảnh cuối tháng 5/2020 cho thấy hỏa lực của PLA gần khu vực tranh chấp chủ yếu là xe tăng hạng nhẹ và pháo xe kéo.

Cuộc đụng độ chết người hôm 15/6/2020 không phải là lần đầu tiên binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu trong khu vực, nói cách khác - kể từ sau cuộc xung đột biên giới năm 1962, những cuộc giao tranh "không tiếng súng" vẫn chưa bao giờ kết thúc.

Trong lúc truyền thông Ấn Độ cho rằng phản ứng của New Delhi đã "vượt qua những gì Bắc Kinh dự tính" và một cuộc "trả đũa" có thể gây thiệt hại lớn cho PLA thì trên thực địa, "súng vẫn chưa nổ ở Ladakh" và lính Trung Quốc tiếp tục xây dựng các cứ điểm trong khu vực.

Điều này cho thấy có thể Bắc Kinh đã "nắm thóp" New Delhi để vừa tiếp tục "ung dung tự tại" đồng thời tiến hành các bước tiếp theo của kế hoạch mà họ đặt ra.

Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72 và T-90 của Quân đội Ấn Độ (IAF) di chuyển về hướng biên giới Trung Quốc hôm 17/6.

Vì sao Bắc Kinh dùng chiến thuật "thế kỷ 20" với New Delhi?

Khó có thể phủ nhận ở những năm cuối thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, Bắc Kinh vẫn tiếp tục sử dụng chiến thuật mà họ đã thực hiện nhiều lần trong các cuộc xung đột biên giới của thế kỷ 20.

Việc tập trung một lực lượng pháo binh lớn án ngữ tại các vị trí "đắc địa" cùng với các toán "lính sơn cước" để tổ chức các cuộc đánh lấn, phục kích nhằm vào biên phòng đối phương có lẽ là những gì PLA đã thực hiện thuần thục từ nhiều năm qua.

Trước ưu thế về nhân lực gần như vô tận của Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tổng lực, các quốc gia có tranh chấp biên giới với Bắc Kinh dù lớn hay nhỏ thường tỏ ra "kiềm chế" và chỉ sử dụng bộ binh và pháo binh trong các trận đánh nhỏ dọc theo biên giới.

Mặc dù Ấn Độ là một quốc gia có năng lực quân sự to lớn với các vũ khí nhập khẩu hiện đại, nhưng căn cứ vào những gì đã diễn ra trong 10 ngày vừa qua, New Delhi đã tỏ ra "kiềm chế" và chỉ thực hiện một động tác duy nhất là "phô trương sức mạnh".

Nếu IAF quyết định tung xe tăng, trực thăng tấn công hay tiêm kích từ những giờ đầu của đụng độ, rõ ràng đây là khởi đầu của một cuộc chiến tranh tổng lực với PLA, điều mà cả hai phía đều không mong muốn.

Kịch bản xung đột biên giới Trung Ấn vào năm 2020 trong mắt của Bắc Kinh cũng sẽ diễn ra theo cách thức cũ của cuộc chiến năm 1962, khi lợi thế về pháo binh của PLA có thể "nung vôi" binh lính đối phương sau các trận đánh sử dụng vũ khí nhỏ mà bộ binh Trung Quốc thất thế.

Cảnh quay được cho là các hệ thống pháo tự hành Trung Quốc di chuyển gần khu vực căng thẳng với Ấn Độ hôm 17/6.

Trung Quốc đã đánh đúng "điểm yếu chí tử" của Ấn Độ?

Theo một đánh giá của trang Global Fire Power, Ấn Độ xếp thứ 4 trên thế giới về hỏa lực trong khi đối thủ của họ, Trung Quốc đứng thứ 3. Tuy nhiên "điểm yếu chí tử" của IAF lại nằm trong chính kho vũ khí của họ.

IAF trang bị từ 4.000 đến 5.000 khẩu pháo các loại bao gồm 7 loại pháo xe kéo (Indian Field Gun, D-30, M-46, FH-77, M777, ATAGS, Danush) và 3 loại pháo tự hành (FV433, 2S1 Gvozdika và K9 Vajra-T) với đủ các cỡ đạn pháo 105 mm, 122 mm, 130 mm và 155 mm.

Hãy thử tưởng tượng kho vũ khí "năm cha ba mẹ" nói trên tham chiến trên địa hình núi non hiện đang căng thẳng với Trung Quốc, không khó để nhận ra khối lượng công việc khổng lồ mà lực lượng cơ giới Ấn Độ cần phải làm để đưa pháo và đạn dược tới mặt trận.

Đó là chưa kể tới việc các loại pháo xe kéo và lựu pháo hạng nặng của Ấn Độ hoàn toàn thiếu tính cơ động cần thiết mà lựu pháo tự hành đặt trên khung gầm xe bánh hơi PLC-181 của Trung Quốc sở hữu.

Nắm thóp điểm yếu của Ấn Độ, Trung Quốc đã có chiến thuật tất thắng xung đột biên giới? - Ảnh 5.

Khoảng 300 lựu pháo xe kéo D-46 130 mm của IAF đã được nâng cấp để phù hợp với đạn pháo 155 mm.

Vào năm 2015, tờ Independent đã chỉ ra thêm một điểm yếu nữa của pháo binh Ấn Độ đó là họ chỉ có đạn dược đủ để tiến hành một cuộc chiến "trong vòng 20 ngày".

Vào năm 2017 tờ India Today dẫn nguồn tin quân sự Ấn Độ đã giảm con số nói trên từ 20 xuống còn 10 ngày và tiết lộ thêm rằng: "Do bộ máy quan liêu tiếp tục tạo ra những rào cản, chỉ có 20% đạn dược được nhập khẩu theo kế hoạch từ năm 2008 đến 2013".

Trước áp lực của dư luận, IAF đã công bố một kế hoạch 5 năm từ 2014 đến 2019 nhằm bổ sung lượng đạn dược dự trữ mà chủ yếu là sản xuất trong nước.

Tuy nhiên vào tháng 5/2019, tờ Financial Express của Ấn Độ tiếp tục chỉ ra rằng đạn được sản xuất trong nước (bao gồm đạn pháo 105 mm và 130 mm): "có chất lượng rất thấp và trong một số trường hợp, đã có thương tích cho binh lính cũng như trang bị do đạn bị lỗi và phát nổ".

Rõ ràng trong một kịch bản xung đột biên giới Trung - Ấn với bộ binh, pháo binh là những lực lượng chủ chốt tham chiến, người Ấn đã ở thế bất lợi từ trước khi nổ súng.

Cuộc tập trận của PLA tại Tây Tạng hôm 17/6 chủ yếu tập trung vào hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng tăng - thiết giáp, pháo binh và phòng không (Nguồn: Global Times).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại