Không phải 21h, đây mới là thời điểm đi ngủ để sống thọ: Làm thêm 3 việc này còn giúp dưỡng xương, bổ thận

Đinh Anh |

Đây là thời điểm vàng để bạn đi ngủ giúp đầy lùi các bệnh liên quan đến tim mạch và kéo dài tuổi thọ.

Thời điểm vàng để đi ngủ?

Hơn 1/3 thời gian trong đời chúng ta dành cho việc ngủ. Ngủ đủ giấc, ngủ ngon và ngủ đúng giờ không chỉ giúp các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ mà còn tạo nền tảng tốt cho sức khỏe giúp gia tăng tuổi thọ.

Theo CNN, khi được hỏi về giờ đi ngủ tốt cho sức khoẻ, đa phần mọi người cho rằng đó là khung 21h. Song nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch châu Âu cho thấy thời gian tốt nhất để đi vào giấc ngủ trong khoảng từ 22-23h. Khung giờ này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tử vong liên quan đến tim mạch và kéo dài tuổi thọ. Nếu không đi vào giấc ngủ trong khung giờ này rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ.

Không phải 21h, đây mới là thời điểm đi ngủ để sống thọ: Làm thêm 3 việc này còn giúp dưỡng xương, bổ thận- Ảnh 1.

Khi bị mất ngủ, bạn nên tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh. Một số nguyên nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, đó là nhiệt độ trong nhà, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn. Đồng thời bạn không nên sử dụng điện thoại di động trước khi ngủ sẽ giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Việc kiểm soát thời gian đi ngủ trong ngày cũng rất quan trọng. Một số người không ngủ được ban đêm nên ngủ bù vào ban ngày. Thực tế, điều này tạo ra 1 vòng luẩn quẩn không tốt cho sức khoẻ.

Thói quen ngủ không đều đặn này sẽ cũng làm tăng khả năng mất ngủ. Điều cần lưu ý ở đây là ngay cả thời gian nghỉ trưa cũng nên trong vòng 20 phút và thời gian ngủ còn lại có thể dành cho buổi tối.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh xa tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ trước khi đi ngủ như uống quá nhiều rượu, cà phê, đồ uống kích thích,… tránh vận động quá sức, tâm trạng cáu gắt, ăn tối quá no.

Bên cạnh việc ngủ đúng giờ vàng, thực hiện thêm 4 việc này trước khi đi ngủ sẽ cũng giúp gia tăng tuổi thọ:

Ngâm chân nước ấm

Theo Health, ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp tăng cường thể chất, dưỡng thận. Trong đó, khi ngâm chân trong nước ấm, máu trong cơ thể sẽ lưu thông tốt, giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ độc tố, các gốc tự do có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Chưa kể đến, phương pháp này còn kích thích các tế bào hoạt động khoẻ mạnh, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ cũng giúp cải thiện các bệnh mãn tính như đái tháo đường, mất ngủ... và đặc biệt là các bệnh về xương khớp.

Bởi lẽ, khi ngâm chân trong nước ấm, cơ xương khớp được thả lỏng sau một ngày làm việc bận rộn. Điều này đặc biệt rất tốt ở lứa tuổi trung niên và người già, vì thế các chuyên gia dành lời khuyên rằng, để cải thiện tình trạng xương khớp, nên ngâm chân với nước ấm tối thiểu 2 lần/tuần. Nhiệt độ nước phù hợp là 40-50 độ C. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp với các loại thảo mộc phù hợp.

Không phải 21h, đây mới là thời điểm đi ngủ để sống thọ: Làm thêm 3 việc này còn giúp dưỡng xương, bổ thận- Ảnh 2.

Uống nước ấm

Vào ban đêm, khi cơ thể bắt đầu rơi vào tình trạng ngủ sâu, mọi quá trình tuần hoàn và hoạt động của cơ thể không thể thiếu vắng sự tham gia của nước. Nếu không đủ nước trong cơ thể, nó sẽ làm chậm quá trình lưu thông và tăng độ nhớt trong máu.

Đặc biệt đối với người cao tuổi, các huyết khối dễ hình thành hơn. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Vì vậy, uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ là một thói quen tốt cho sức khỏe, có thể làm loãng máu.

Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyên, nên ngừng uống nước trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ để không phải đi tiểu nhiều vào nửa đêm. Nếu cảm thấy miệng và cổ họng khô rát hay cần phải uống thuốc hàng đêm thì nên uống một lượng ít nước.

Tập một vài động tác thiền

Nếu thường xuyên khó ngủ vào ban đêm, bạn không đơn độc. Khoảng 35-50% người trưởng thành trên thế giới thường xuyên gặp phải các triệu chứng mất ngủ.

Theo Live Strong, thiền có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Là kỹ thuật thư giãn, nó có thể giúp tâm trí và cơ thể yên tĩnh trong khi tăng cường sự bình yên bên trong. Khi được thực hiện trước khi ngủ, thiền có thể loại bỏ chứng mất ngủ và khó ngủ.

Ngoài ra, quá trình hít thở trong lúc tập cũng là yếu tố quan trọng không kém. Thở sâu, chậm, đều đặn sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị nối liền với hệ limbic, nơi kiểm soát cảm xúc của con người, trong bộ não. Việc hít thở sâu có tác dụng như gửi tín hiệu an toàn tới não bộ, giúp cơ thể bước ra khỏi trạng thái căng thẳng.

Hơi thở sâu, chậm và đều đặn vào bụng còn kích hoạt dây thần kinh phế vị, dây thần kinh này đi đến phần rìa não, nơi cảnh báo về các mối đe dọa nguy hiểm. Điều này có nghĩa là bằng cách hít thở sâu, bạn đang gửi thông điệp đến não bộ về cảm giác an toàn và đã đến thời điểm cần đi ngủ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại