Không ngờ 5 thứ này lại khiến hơi thở bạn trở nên nặng mùi

Nguyên Huy |

Một số nguyên nhân chính khiến hơi thở nặng mùi như hút thuốc, miệng khô, hôi miệng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng một số nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể tạo ra mùi hôi.

Sau đây là những nguyên nhân gây hơi thở nặng mùi mà bạn có thể chưa biết.

1. Ăn theo chế độ keto

Chế độ ăn keto là chế độ ăn rất ít carbohydrate và giàu chất béo. Tuy nhiên, khi bạn ăn quá nhiều thịt giăm bông giòn và trứng theo chế độ ăn keto, hơi thở của bạn có thể bị nặng mùi.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Natalie Rizzo (New York, Mỹ): "Về cơ bản, khi một người thực hành chế độ ăn keto, họ sẽ giục cơ thể sản xuất các phân tử gọi là ketone.

Một ketone đặc hiệu có tên là acetone có xu hướng bài tiết vào nước tiểu cũng như hơi thở. Acetone có mùi khó ngửi giống như trái cây thối".

Lý do là vì khi bạn cắt giảm lượng carb nạp vào cơ thể và tăng cường lượng chất béo để chuyển hóa ketone thay vì phân tử glucose để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Do đó, cơ thể bạn cần phải thay đổi theo sự chuyển hóa này.

May mắn là hơi thở nặng mùi chỉ là tác dụng phụ tức thời.

Bà Natalie Rizzo cho biết: "Một khi cơ thể bạn đã làm quen với trạng thái keto (1-2 tuần), hơi thở của bạn sẽ bớt nặng mùi hơn".

Không ngờ 5 thứ này lại khiến hơi thở bạn trở nên nặng mùi - Ảnh 1.

2. Chế độ ăn Paleo

Giống như chế độ ăn Keto, chế độ ăn Paleo đòi hỏi bạn phải cắt giảm lượng carb. Nhưng chế độ ăn Paleo tập trung vào lượng lượng protein thay vì ăn nhiều chất béo.

Tuy nhiên cả hai chế độ ăn đều có tác dụng phụ giống như nhau đó là khiến cho hơi thở nặng mùi.

"Chế độ ăn Paleo thường giàu hàm lượng protein hơn cho so với chế độ ăn tiêu chuẩn ở phương Tây. Tuy nhiêu, ở một số người nếu tiêu thụ nhiều protein có thể dẫn đến hơi thở nặng mùi hơn", theo TS, BS Josh Axe (tác giả quyển sách "Eat Dirt").

"Khi bạn ăn nhiều protein, nồng độ ammonia trong cơ thể sẽ tăng lên và khiến miệng bạn có mùi giống như mùi tanh của cá hoặc giống mùi nước tiểu".

Để giảm hơi thở nặng mùi do chế độ ăn Paleo, bạn nên thay thế một số loại protein trong bữa ăn bằng các thực phẩm khác. BS Axe cho biết thêm: "Ăn nhiều protein trong bữa ăn thật sự cũng không tốt vì nó có thể ảnh hưởng lên một số cơ quan trong hệ tiêu hóa".

Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như dầu olive, quả hạch, hạt và dầu dừa. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn một số nguồn thực phẩm chứa tinh bột như khoai lang và một số loại trái cây.

Không ngờ 5 thứ này lại khiến hơi thở bạn trở nên nặng mùi - Ảnh 2.

3. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có thể khiến lồng ngực bạn như thiêu đốt, ợ nóng và đau rát.

"Trào ngược dạ dày gây ra bởi viêm nhiễm thực quản, và một số lối sống hoặc cái thói quen ăn uống. Nó gây nên hơi thở nặng mùi do a-xít trào ngược từ dạ dày lên miệng", theo BS Axe.

Trào ngược dạ dày cũng khiến răng bị bào mòn và các vấn đề răng nướu khác và làm cho miệng nặng mùi hơn.

"Những người bị loét dạ dày, suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa hoặc các bệnh về gan, trào ngược dạ dày có thể khiến hơi thở nặng mùi hơn", ông giải thích thêm.

Nếu bạn tình nghi mắc phải trào ngược dạ dày thì nên đi khám bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm tác dụng phụ bằng cách thay đổi chế độ ăn như tránh ăn thực phẩm khô, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn và cà phê.

Không ngờ 5 thứ này lại khiến hơi thở bạn trở nên nặng mùi - Ảnh 3.

4. Ăn không đủ no

Nếu bạn cắt giảm lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày, tâm trạng và tính khí có thể bị thay đổi. Các chuyên gia cho rằng cơn đói có thể khiến hơi thở bạn nặng mùi.

Nếu bạn không ăn uống đầy đủ trong một khoảng thời gian, cơ thể sản xuất ít nước bọt và khiến miệng bị khô hơn.

BS Axe cho biết: "Vi khuẩn gây mùi có thể phát triển dễ dàng trong miệng khô do không đủ nước bọt để kiểm soát chúng.

Do đó, cơn đói làm thay đổi quá trình sản sinh vi khuẩn và enzyme trong miệng và gây nên mùi hôi".

Bạn có thể uống nhiều nước và ăn một ít bánh trong trường hợp đói bụng.

Không ngờ 5 thứ này lại khiến hơi thở bạn trở nên nặng mùi - Ảnh 4.

5. Thường xuyên bị nhức đầu

Khi bạn có cảm giác bị nhức đầu, bạn có thể nhận thấy miệng bạn khô hơn. Nếu bị sổ mũi, khó thở, hoặc sốt, bạn có thể nhiễm trùng xoang và khiến hơi thở nặng mùi.

Theo BS Axe: "Viêm nhiễm xoang và hệ hô hấp có thẻ khiến hơi thở nặng mùi do hoạt động vi sinh tăng mạnh và các mô trong hệ hô hấp bị tổn thương".

Nếu bạn không có bất kì triệu chứng nào ngoài những cơn nhức đầu, thì bạn có thể mắc phải chứng đau nửa đầu.

Trong trường hợp này, bạn có thể uống một số loại thuốc kê đơn để điều trị. Ngoài ra, BS Axe cũng khuyến cáo bạn nên theo dõi thói quen ngủ và chế độ ăn uống để xác định nguyên nhân chính xác.

"Bạn nên kể rõ với bác sĩ chuyên khoa về những vấn đề sức khỏe khiến bạn nhức đầu như mất cân bằng hóc-môn, dị ứng hay rối loạn tuyến giáp".

Tóm lại, để giữ gìn sức khỏe răng miệng ngoài việc vệ sinh thường xuyên, bạn nên uống nhiều nước, thêm bạc hà vào trà xanh để loại bỏ mùi hôi trong miệng. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn, đánh răng và chà lưỡi sạch sẽ.

Không ngờ 5 thứ này lại khiến hơi thở bạn trở nên nặng mùi - Ảnh 6.

*Theo Men’s Health

Xem thêm:

Lý do tỏi gây hôi miệng?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại