Hỏng thận ở tuổi 30

Như Loan/VTC News |

Mỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân suy thận mới, nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.

Năm 2020, trong lần đi khám sức khoẻ định kỳ, nam thanh niên 30 tuổi (Hà Nội) được bác sĩ cảnh báo trong nước tiểu có protein niệu (tức dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tổn thương thận), cần theo dõi thêm.

Năm 2022, khi thấy nước tiểu nhiều bọt và lâu tan hơn bình thường, anh đến bệnh viện khám, được hướng dẫn ăn kiêng, uống thuốc điều trị bảo tồn thận.

Mới đây, thấy buồn nôn, mất ngủ, thay đổi vị giác, người đàn ông đến viện khám. Bác sĩ chẩn đoán nam thanh niên 30 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc thận theo chu kỳ hoặc ghép thận.

 - Ảnh 1.

Bác sĩ khám cho bệnh nhân trẻ suy thận mạn. (Ảnh: Nguyên Hà)

Theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh thận thường diễn biến âm thầm, giai đoạn đầu không có triệu chứng. “Nhiều người chỉ phát hiện bệnh sau khi khám sức khỏe tại cơ quan hoặc làm hồ sơ đi du học”, bác sĩ Dũng nói.

Mỗi ngày trung tâm tiếp nhận khoảng 30-40 bệnh nhân suy thận mới, nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình. Họ tới viện khám lần đầu trong tình trạng suy thận nghiêm trọng phải lọc máu.

Phát hiện ở giai đoạn muộn, chi phí điều trị vừa tốn kém hơn mà thời gian điều trị bảo tồn cũng không được lâu. Chưa kể, khi suy thận nặng còn kèm theo nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim mạch, hô hấp, điều đó sẽ hạn chế quyền lựa chọn của người bệnh trong phương pháp điều trị thay thế thận suy. Trên thực tế, có những gia đình, bố mẹ hoàn toàn có thể cho thận, nhưng tình trạng suy tim quá nặng, bệnh nhân không thể ghép thận.

Theo chuyên gia, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ đang là một trong những yếu tố thúc đẩy, gia tăng người mắc bệnh suy thận mạn và ngày càng trẻ hóa.

Xu hướng trẻ hóa người bị suy thận liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy các bệnh lý chuyển hóa sớm gây ra nhiều bệnh lý trong đó có bệnh thận mạn.

Người trẻ sử dụng quá nhiều đồ uống không rõ nguồn gốc, ăn nhiều đồ ăn tiện lợi như mì gói với hàm lượng muối cao cộng thêm thói quen sinh hoạt không điều độ, không đúng theo nhịp sinh học. Người trẻ ngủ quá muộn, lười vận động dẫn đến béo phì. Đây là những yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thận.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo người dân duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, sinh hoạt khoa học, đều đặn, giảm ăn mặn, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để phòng nguy cơ bệnh thận, cũng như nhiều bệnh lý khác gây hại cho sức khỏe.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Tên lửa hạt nhân Nga bí mật áp sát Kiev giữa tin về cuộc gặp Putin-Trump, phòng tuyến Donbass đang sụp đổ

25/01/2025 11:16

"Chiến dịch triển khai vũ khí hạt nhân của Nga lần này là độc nhất vô nhị về tốc độ và tính bí mật" - Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin tuyên bố.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top