Cơ thể người cần phải nghỉ ngơi vào ban đêm, hệ thống miễn dịch cũng cần phải nghỉ ngơi, trong trường hợp bạn để tóc ướt đi ngủ, sẽ ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh vùng mặt, vùng đầu, gây ra một số bệnh sau:
Sau khi gội đầu, để tóc ướt đi ngủ dễ bị chứng liệt mặt
Nếu bạn có thói quen gội đầu vào ban đêm, thường xuyên không sấy khô mà để tóc ướt đi ngủ thì nên từ bỏ ngay. Bởi vì tình trạng trên kéo dài, đến một ngày nào đó, khi thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ phát hiện khuôn mặt mình cứng như đá, không thể cử động được.
Đi kèm với đó là miệng bị méo, mắt một bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng, thường xuyên chảy nước dãi (nước miếng), nhìn rất mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của bạn. Vậy nguyên nhân là gì?
Khi bạn để tóc ướt đi ngủ, nước còn đọng lại trên tóc tiếp tục diễn ra quá trình bay hơi, quá trình trên đòi hỏi phải có nhiệt lượng.
Tóc nằm sát da đầu, vì vậy nhiệt lượng cơ thể sinh ra để sưởi ấm vùng da đầu, sau tai, cổ và vai đều "phục vụ" cho quá trình bay hơi nước ở tóc.
Hệ thống dây thần kinh mặt chủ yếu tập trung ở vùng má và sau tai, buổi tối cần phải được nghỉ ngơi.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, do nhiệt lượng vùng da sau tai bị mất đi, dây thần kinh mặt sẽ bị lạnh và co lại khi để tóc ướt đi ngủ, nếu đúng vào hôm nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, toàn bộ cơ thể bạn bị lạnh, vùng mặt sẽ bị liệt cứng đơ bởi hệ thống dây thần kinh mặt bị lạnh quá độ.
Chứng liệt mặt không phải hoàn toàn do để tóc ướt đi ngủ
Hiện nay, xu hướng người trẻ tuổi bị chứng liệt mặt ngày càng gia tăng, có thể do liên quan đến áp lực tinh thần quá lớn, thức khuya, ít vận động, sức đề kháng cơ thể kém, để tóc ướt chỉ là một trong những nguyên nhân gây chứng liệt mặt.
Để tóc ướt đi ngủ còn dễ bị một số chứng bệnh sau:
1. Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
Như đề cập ở trên, để tóc ướt đi ngủ khiến vùng da đầu sau tai bị nhiễm lạnh, dẫn đến liệt mặt. Đồng thời, toàn bộ vùng da đầu cũng bị mất nhiệt lượng, mạch máu vùng đầu bị tắc nghẽn do hệ thống dây thần kinh co lại, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não, dẫn đến chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
2. Mất ngủ
Để tóc ướt đi ngủ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, chất lượng giấc ngủ chắc chắn bị ảnh hưởng, nghiêm trọng hơn có thể đau đến nỗi không thể ngủ được, ảnh hưởng trầm trọng đến tinh thần, công việc ngày hôm sau.
3. Cảm lạnh
Việc để tóc ướt đi ngủ dẫn đến chứng đau đầu, mất ngủ, tinh thần sa sút, cùng với đó là sức đề kháng giảm, dễ mắc các chứng bệnh thông thường như cảm, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi…
Nếu rảnh rỗi, tốt nhất bạn không nên gội đầu vào buổi tối. Trong trường hợp thời gian không cho phép, bắt buộc phải gội đầu tối, bạn nên sử dụng máy sấy cho khô tóc mới đi ngủ.
Ảnh minh họa
Mẹo nhỏ giúp bạn sấy khô tóc mà không sợ làm tổn thương đến mái tóc
Chia tóc ra từng phần
Nếu tóc bạn dày, có thể búi phần tóc ở tầng ngoài lên trên đỉnh đầu, sấy khô phần bên trong da đầu trước, sau đó thả tóc ra và tiếp tục sấy phần tóc ướt còn lại.
Bạn phải sấy khô phần chân tóc
Nếu chỉ sấy khô phần ngọn mà phần chân tóc còn ướt, thì việc làm của bạn là vô nghĩa.
Đảm bảo khoảng cách từ tóc đến máy sấy
Giữ khoảng cách từ tóc đến máy sấy khoảng 15cm, nếu khoảng cách quá gần sẽ làm tóc bị tổn thương.
Không ngừng di chuyển máy khi sấy tóc
Một tay dùng để kéo tóc, tay còn lại cầm máy sấy và liên tục di chuyển, điều đó làm cho nhiệt độ từ máy sấy thổi đều lên tóc, nếu không di chuyển liên tục sẽ khiến một vùng tóc quá nóng, gây tổn thương cho tóc.
Không nên sấy từ dưới lên
Bạn nên sấy từ trên đỉnh đầu xuống, nếu bạn kéo tóc ra, sau đó sấy từ dưới lên, khiến lớp biểu bì bên ngoài tóc dễ bị tổn thương, có thể càng sấy tóc càng bị xơ.
Dùng khăn khô quấn trên đầu
Bạn có thể dùng khăn khô quấn trên đầu, khi sấy qua lớp khăn khô có thể bảo vệ tóc bạn khỏi bị hư tổn.
Sấy khô một nửa
Điều cần thiết là sấy khô phần chân tóc sát da đầu, phần ngọn tóc cách xa da đầu có thể sấy gần khô là được, sau đó để khô tự nhiên, như vậy tóc không bị hư tổn.
*Theo Sohu
Xem thêm:
Hướng dẫn làm đẹp, trẻ hóa da mặt mà không cần phải đến spa