Dù bận rộn trong guồng quay công việc nhưng bác sĩ luôn mang tới nguồn năng lượng trẻ trung – tích cực cho bệnh nhân và cộng đồng. Bác sĩ làm cách nào để luôn giữ vững thái độ sống tích cực trong mọi hoàn cảnh?
Tôi nghĩ rằng buồn phiền hay hoảng loạn không giúp được gì mà còn khiến mình mất bình tĩnh, dễ dẫn đến hành động sai lầm. Trong quá trình khám chữa bệnh, tôi luôn cố gắng truyền niềm tin, sự lạc quan cho bệnh nhân vì người bệnh thường lo lắng khi gặp vấn đề về sức khỏe. Thầy thuốc càng "hù dọa" thì bệnh nhân càng buồn bã và có thể hành động tiêu cực như từ chối chữa bệnh hay tự gây hại cho bản thân. Khi lạc quan và có niềm tin, bệnh nhân sẽ hợp tác với thầy thuốc và mau lành bệnh hơn. Thái độ tích cực sẽ giúp chúng ta dễ dàng vượt qua các "chướng ngại vật" trong cuộc sống.
Sức khỏe luôn là câu chuyện lâu dài, không chỉ đáng quan tâm trong tình hình hiện tại. Tuy nhiên, một số người lại quên lắng nghe cơ thể, lơ là sức khỏe hoặc thiếu sự chuẩn bị trước những tình huống xấu nhất. Bác sĩ nghĩ gì về điều này?
Trong 21 năm hành nghề, tôi đã gặp không ít trường hợp đáng tiếc. Tôi gặp rất nhiều bạn trẻ, chưa lập gia đình, vì cho rằng mình trẻ, không dễ bị bệnh mà bỏ qua dấu hiệu cơ thể. Chẳng hạn, một bạn nữ 29 tuổi mà tôi đã từng điều trị, mỗi lần có kinh nguyệt ra máu khá nhiều nhưng chủ quan không đi khám. Cho đến khi tình trạng nghiêm trọng, cô ngất xỉu tại nơi làm việc và được đồng nghiệp đưa vào bệnh viện cấp cứu, được chẩn đoán u xơ dưới niêm mạc to gây băng kinh, thiếu máu nặng phải truyền máu và cần thực hiện phẫu thuật. Giá mà cô ấy biết chăm lo sức khỏe, chủ động đi khám, phát hiện bệnh và điều trị sớm thì đâu đến nỗi gây nguy hiểm cho bản thân, đồng thời tốn kém chi phí truyền máu và phẫu thuật.
Trường hợp khác tôi vẫn còn nhớ rõ là một thai phụ khi đi sinh, tử cung gò kém, máu chảy ồ ạt gây băng huyết sau sinh, dùng thuốc nhưng tử cung không gò chặt được, phải truyền máu nhưng máu đã chảy nhiều, buộc phải mổ cắt bỏ tử cung mặc dù cô ấy mới 27 tuổi. Khi bác sĩ mời người nhà nhận tư vấn ca nặng và ký giấy phẫu thuật, người chồng vừa ký tên vừa lo lắng cho sức khỏe của vợ, vừa băn khoăn về khả năng chi trả của gia đình. Sẽ có nhiều rủi ro vì khi điều trị, bệnh nhân sẽ phải nằm viện nhiều ngày, phải sử dụng nhiều thuốc đắt tiền và chi phí điều trị rất tốn kém.
Như vậy, rủi ro ngoài dự tính về sức khỏe không những khiến cơ thể chúng ta kiệt quệ mà còn phải đối mặt với những gánh nặng về tài chính. Theo bác sĩ, có cách nào có thể giúp chúng ta giảm nhẹ hậu quả từ biến cố bất ngờ này không?
Trong gia đình, vợ tôi cũng là bác sĩ. Trước đây, tôi khá ngạc nhiên tại sao bà xã của mình lại bỏ thời gian nghiên cứu và mua bảo hiểm sức khỏe. Trong khi đó, hai vợ chồng đều khỏe mạnh và có nhiều mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, nên nếu chẳng may nhập viện thì cũng sẽ dễ dàng tìm được người hỗ trợ. Tuy nhiên, đến một ngày tôi bị sỏi đường tiết niệu và phải mổ nội soi, nhờ bảo hiểm sức khỏe mà tôi được bác sĩ giỏi nhất mổ cho và được nằm ở bệnh viện có điều kiện tốt "như khách sạn 5 sao". Từ đó, tôi càng thấy mình may mắn khi có người bạn đời tuyệt vời và cả người bạn "bảo hiểm sức khỏe" luôn hỗ trợ gia đình!
Điều tôi muốn nhấn mạnh là dù còn trẻ khỏe, chúng ta vẫn cần xây dựng một kế hoạch dự phòng cho sức khỏe. Với hai trường hợp vừa chia sẻ như trên, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn ước gì hai bệnh nhân ấy ngay từ đầu đều có ý thức bảo vệ sức khỏe, yêu bản thân, gia đình và chuẩn bị một kế hoạch dự phòng chu đáo. Ví dụ, bảo hiểm sức khỏe là một hình thức đầu tư thông minh. Khi có ốm đau bệnh tật và được bảo hiểm sức khỏe hỗ trợ, bệnh nhân lẫn gia đình sẽ bớt băn khoăn, lo lắng mà thầy thuốc cũng an tâm sử dụng những loại thuốc tốt nhất cho bệnh nhân.
Vậy trong vai trò một người chồng, một người cha, bác sĩ nghĩ thế nào về việc chủ động bảo vệ sức khỏe và lên kế hoạch dự phòng cho sức khoẻ đối với một gia đình?
Hàng năm, vợ chồng tôi vẫn gia hạn bảo hiểm sức khỏe. Vì vậy, gia đình tôi không phải bỏ ra quá nhiều chi phí mà chỉ cần một khoản hợp lý hàng năm để chăm sóc sức khỏe. Mặc dù tôi là bác sĩ, có nhiều ưu điểm khi chăm sóc sức khỏe nhưng vẫn mua bảo hiểm để "phòng hờ" cho hai vợ chồng và hai con.
Tôi nghĩ chúng ta đừng nên thụ động chờ rủi ro tới rồi mới loay hoay tìm kiếm giải pháp. Không có sự chuẩn bị nào là thừa: Hãy chủ động chăm lo sức khỏe thể chất, tinh thần và xây dựng một kế hoạch dự phòng cho bản thân và gia đình. Tôi vẫn luôn nhắc nhở các bệnh nhân cũng như bạn bè của mình rằng đầu tư cho sức khỏe là cách đầu tư thông minh nhất. Có chủ động như vậy, chúng ta mới an tâm tận hưởng cuộc sống hiện tại và tự tin thực hiện những dự định cho tương lai.
Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ.
"PRU-Hành Trang Vui Khỏe" là sản phẩm bảo hiểm bổ trợ bảo vệ sức khỏe mới của Prudential, mang đến nhiều quyền lợi bảo vệ đặc biệt như gia tăng bổ sung lên đến 100% giới hạn bảo hiểm tối đa hàng năm cho việc điều trị nội trú, Phụ cấp nằm viện tại Bệnh viện công, hỗ trợ Chi phí giường dành cho thân nhân, hỗ trợ chi phí Điều trị Ung thư bao gồm Điều trị Nội trú và Điều trị Ngoại trú với dịch vụ bảo lãnh viện phí tại hệ thống bệnh viện và phòng khám liên kết với Prudential trải khắp Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á.
Với PRU-Hành Trang Vui Khỏe, khách hàng có thể lựa chọn tham gia một trong 3 chương trình chăm sóc sức khỏe khác nhau, gồm: Chăm sóc nâng cao; Chăm sóc toàn diện và Chăm sóc hoàn hảo, tương ứng với các gói quyền lợi bảo hiểm bao gồm Điều trị nội trú, điều trị ngoại trú, chăm sóc nha khoa và thai sản.
PRU-Hành Trang Vui Khỏe là giải pháp bảo vệ ưu việt, giúp khách hàng gạt bỏ nỗi lo về những chi phí chăm sóc sức khỏe và an tâm theo đuổi những mục tiêu trong cuộc sống. Thông tin chi tiết xem thêm tại đây.