Chúng ta thường thích ăn thịt mỗi ngày, thậm chí nhiều người không thể thiếu thịt trong bữa ăn. Sự hấp dẫn của các món thịt vô tình làm quên đi một loại thực phẩm khác có giá trị dinh dưỡng không kém.
Việc ăn nhiều thịt đã được chứng minh là không tốt cho sức khỏe, vì thế theo ý kiến của chuyên gia Đông y Chu Nghênh Xuân, Phó trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Đại học Y khoa Nam Phương (TQ) cho rằng, đậu là thực phẩm có thể thay thế thịt một cách hoàn hảo, thậm chí có lúc còn trở nên nổi trội hơn.
Đậu có thể là món ăn thay thế thịt khi cần thiết
1. Đậu xanh: Thanh nhiệt giải cảm nắng
Đậu xanh vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải cảm nắng, tiêu sưng thông khí.
Vỏ đậu xanh chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như flavonoid, tannin, saponin; hạt đậu xanh có alkaloid, steroid đậu và rất nhiều chất xơ.
Do đó, đậu xanh được xem là món ăn tuyệt vời mà bạn có thể ăn bất kỳ lúc nào, đặc biệt là vào những khi thời tiết nóng.
Món ăn tốt nhất cho sức khỏe chính là cháo đậu, canh đậu hoặc chè đậu xanh.
Món cháo đậu xanh nấu cùng lá sen được cho là bài thuốc có thể giúp chữa chứng lở loét do nhiệt, mẩn ngứa hoặc rôm sảy.
2. Đậu đỏ: Bổ sung kali, tiêu sưng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đậu đỏ rất giàu chất xơ, kali, magiê, phốt pho, vitamin B và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt, có thể bổ sung kali khi bị mất nước do đổ mồ hôi.
Người có chức năng tim và thận kém nên ăn đậu đỏ thường xuyên hơn.
Theo nghiên cứu Đông y, đậu đỏ có thể thanh nhiệt, giải độc, có ích cho lá lách và làm khỏe dạ dày, tiêu sưng, lợi tiểu, thông khí, giải tỏa phiền não, giúp loại bỏ phù nề.
Trong các loại đậu đỏ thì đậu đỏ thẫm hạt nhỏ có tác dụng mạnh nhất đối với sức khỏe.
Có thể chế biến đậu đỏ thành súp, cháo, chè hoặc kết hợp với đậu xanh hay gạo để giúp chúng ta có thể ăn cùng lúc nhiều hơn.
Khi cơ thể bị nóng nhiệt, ăn thêm đậu đỏ có tác dụng giảm nhẹ sự phát sinh các vấn đề sức khỏe do nóng trong gây ra.
3. Đậu nành: Giảm mệt mỏi
Đậu nành rất giàu protein thực vật, vitamin B, axit phytic, oligosaccharides, kali, magiê, sắt và các nguyên tố vi lượng khác, đồng thời hàm lượng chất xơ cũng rất cao.
Loại đậu này có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol, có thể giảm bớt sự mệt mỏi, tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Đậu nành có thể kết hợp với hoa hồi và các loại nguyên liệu khác nấu chín thành cháo có hương vị thơm ngon, trở thành một món khai vị tốt.
Vì những dưỡng chất đa dạng này mà đậu nành được xem là thực phẩm có thể thay thế thịt một cách hoàn hảo. Đây cũng là gợi ý tốt cho những người muốn dùng thực phẩm khác để thay thế thịt khi cần thiết.
4. Đậu Hà Lan: Cải thiện tâm trạng
Khi bị đổ mồ hôi nhiều sẽ làm cho cơ thể bị các loại vitamin B, từ đó sẽ sinh ra cảm giác khó chịu, tâm trạng xấu.
Đậu Hà Lan được xem là món ăn mang đến cảm giác hạnh phúc vì tác dụng cải thiện tâm trí nổi bật của nó.
Người bị bệnh tì vị rối loạn, chán ăn, tiêu chảy thì nên ăn thêm đậu Hà Lan vì nó mang lại tác dụng làm ấm lá lách, nhẹ dạ dày và có thể phòng tả, loại bỏ chứng sưng nhọt, làm cho tì vị mạnh khỏe hơn.
Lời khuyên tốt nhất cho bạn là kết hợp đậu Hà Lan với những loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như thịt bò, nấm hương, mộc nhĩ sẽ mang lại hiệu quả vượt trội hơn.
5. Đậu lăng: Bồi bổ lá lách, loại bỏ ẩm ướt
Đậu lăng có tác dụng bồi bổ lá lách, loại bỏ chứng ẩm ướt nội tạng, dưỡng dạ dày, tiêu khí, giải độc tiêu sưng, rất phù hợp để ăn khi thời tiết nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt.
Đậu lăng còn là thực phẩm chứa lượng chất xơ dồi dào, ăn thường xuyên sẽ làm giảm các triệu chứng táo bón, nóng trong.
Đậu lăng có thể nấu với mì, xào với các thực phẩm khác, đặc biệt sẽ ngon hơn khi nấu cùng thịt băm. Chỉ cần lưu ý là đậu lăng cần phải nấu chín kỹ trước khi ăn, không nên ăn khi đậu chưa chín hẳn.
*Theo Health/HQ