Cảnh báo: Người lao động cần biết nhiều hệ lụy khi cầm cố sổ bảo hiểm xã hội

Thái Bình |

Tình trạng cầm cố sổ bảo hiểm xã hội đã xuất hiện ở một số địa phương phía nam. Đây là việc làm trái quy định pháp luật.

Sổ BHXH mang đi cầm cố, không được cấp lại

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí do Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức ngày 6/2 tại Hà Nội, ông Chu Minh Tộ, trưởng Ban Sổ thẻ (BHXH Việt Nam) cho biết, thời gian gần đây, tại cơ quan BHXH một số địa phương như: Phú Yên, Vĩnh Long, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Đăk Nông… xảy ra tình trạng một số người lao động đem sổ BHXH đi cầm cố tại các hiệu cầm đồ, ngân hàng sau đó đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH mới.

Cảnh báo: Người lao động cần biết nhiều hệ lụy khi cầm cố sổ bảo hiểm xã hội - Ảnh 1.

Ông Chu Minh Tộ- Trưởng Ban Sổ thẻ của BHXH Việt Nam

“Việc cầm số sổ BHXH sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động, của người nhận sổ BHXH để cầm cố, ảnh hưởng đến cơ quan BHXH, doanh nghiệp có người tham gia BHXH,” ông Chu Minh Tộ nói.

Việc người lao động mang sổ BHXH đi cầm cố được thực hiện theo thỏa thuận dân sự giữa người có sổ BHXH và người cầm cố sổ BHXH.

“Nếu người lao động mang sổ BHXH đi cầm cố, sau đó đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH do bị mất, hỏng thì không thuộc đối tượng được cấp lại sổ BHXH theo quy định Quyết định số 1035/QĐ-BHXH ngày 01/10/2015 và Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Vì vậy cơ quan BHXH sẽ không cấp lại sổ BHXH đối với trường hợp này” - ông Chu Minh Tộ cho biết.

Cũng tại đây, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng tình trạng cầm cố sổ BHXH này xảy ra chủ yếu ở các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc đời sống người lao động còn nhiều khó khăn nên muốn nhận tiền ngay.

Việc tình trạng cầm cố sổ BHXH chủ yếu xảy ra ở các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp với số lượng lớn công nhân lao động và chưa có thống kê cụ thể về số vụ việc.

Theo đánh giá ban đầu, người lao động chủ yếu cầm cố sổ BHXH khi cần xoay sở ngay một số tiền trang trải lúc khó khăn.

“Không chỉ cầm cố sổBHXH thậm chí, một số địa phương còn xảy ra tình trạng người lao động bán trợ cấp một lần sau khi thôi việc bằng cách ủy quyền nhận trợ cấp một lần," ông Lê Đình Quảng cảnh báo.

Đơn vị nhận cầm cố sổ BHXH cũng có rủi ro cao

Đề cập tới chế tài xử lý vi phạm, đại diện Ban sổ thẻ cho biết, trường hợp người lao động mang sổ BHXH đi cầm cố, sau đó đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH với lý do bị mất, hỏng, nếu cơ quan BHXH phát hiện thì người lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 27 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 đối với hành vi kê khai không đúng sự thật.

Cảnh báo: Người lao động cần biết nhiều hệ lụy khi cầm cố sổ bảo hiểm xã hội - Ảnh 2.

Hành vi cầm cố sổ BHXH là trái pháp luật và gây nhiều hệ lụy cho người lao động

Đối với người, đơn vị nhận cầm cố sổ BHXH, ông Chu Minh Tộ cũng cảnh báo tình trạng rủi ro cao vì pháp luật không quy định việc dùng sổ BHXH để lĩnh hộ lương hưu hay lĩnh BHXH một lần.

Ông Chu Minh Tộ nêu rõ: "Theo quy định, khi giải quyết hưởng BHXH một lần phải kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân, số sổ BHXH, dữ liệu về quá trình đóng BHXH của người lao động đảm bảo không giải quyết hưởng trùng.

Khi cơ quan BHXH quyết chế độ BHXH cho người lao động phải căn cứ trên dữ liệu về quá trình đóng BHXH của người lao động trên phần mềm nên chỉ giải quyết chế độ một lần, không thể giải quyết trùng lần nữa.”

Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ yêu cầu tất cả các tỉnh thành rà soát và báo cáo về tình trạng này để kịp thời có phương án tuyên truyền, giải thích cho người lao động hiểu hơn về các chính sách, chế độ bảo hiểm và những hệ lụy từ việc cầm cố sổ BHXH

Theo ông Chu Minh Tộ: Tại Khoản 3, Điều 19 Luật BHXH quy định: “Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH…”. Pháp luật về BHXH không cho phép mua bán, chuyển nhượng thời gian người lao động tham gia BHXH.

Điều này có nghĩa, chỉ người nào tham gia BHXH thì người đó hoặc thân nhân của họ mới được hưởng quyền lợi liên quan.

Vì vậy, nếu người lao động cầm cố sổ BHXH, sau đó được cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH vì lý do bị mất sổ BHXH và đem sổ BHXH cấp lại đi giải quyết BHXH một lần, khi đó người cầm cố sổ BHXH sẽ không thể đem sổ BHXH nhận thế chấp đi giải quyết BHXH một lần mặc dù có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Trường hợp, người lao động tham gia BHXH nếu gặp rủi ro (trong thời gian chưa hưởng BHXH một lần mà qua đời) thì thân nhân của họ mới được hưởng chế độ tuất, người cầm cố sổ BHXH sẽ không được hưởng (quy định tại Điều 67, Điều 69 Luật BHXH).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại