Căn bệnh nguy hiểm tính mạng hơn cả ung thư, tỉ lệ mắc bệnh 25,5%, tỉ lệ tử vong 40%
Theo thống kê tại Trung Quốc, cứ trong 10 người chết lại có tới 4 người chết liên quan đến ăn bệnh huyết áp/tim mạch. Ở mức độ nào đó, đây được xem là căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới, và tất nhiên là chúng còn "kinh khủng" hơn cả bệnh ung thư.
Theo thông tin công bố trên tờ Quảng Châu nhật báo, bệnh tim mạch và mạch máu não được khẳng định là "những kẻ giết người" số 1 tấn công vào sức khỏe con người.
Ở các thành phố tại Trung Quốc, thống kê cho thấy, 4 trong số 10 ca tử vong có nguyên nhân là do bệnh tim mạch, cao hơn tỷ lệ tử vong do ung thư. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não sớm ngay từ gốc rễ? Làm thế nào để tránh sự gia tăng của bệnh tim mạch và mạch máu não? Đây là lời giải bạn nên tham khảo.
Con số đáng ngại: Trong 100 người trưởng thành, có 25.5 người bị bệnh huyết áp cao
Theo Giáo sư Lưu Thế Minh, Bác sĩ trưởng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tim mạch Quảng Châu, Viện trưởng Bệnh viện số 2, Đại học Y khoa Quảng Châu (TQ), bệnh tim mạch đã được thế giới công nhận là "sát thủ" giết người số 1 trong các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Không chỉ ở thành phố, bệnh tim mạch ở nông thôn cũng đã phát triển mạnh, tỉ lệ tử vong khoảng 44%. Cho đến nay, tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở nông thôn không ngừng tăng cao, thậm chí đã vượt qua tỉ lệ tử vong ở các thành phố.
Theo thống kê số liệu về bệnh tim của Trung tâm Tim mạch Quốc gia Trung Quốc công bố vào tháng 8/2015, từ năm 2014, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch tại nước này đã chiếm 25,5%, tức là cứ trong 100 người trưởng thành thì có tới 25,5 người mắc bệnh cao huyết áp.
Trong khi đó, thống kê năm 1958, người mắc bệnh cao huyết áp trong cả nước chỉ có tỉ lệ 5%. Tại Trung Quốc đã có khoảng 290 triệu bệnh nhân tim mạch, trong đó có 270 triệu người bị cao huyết áp.
Theo giáo sư Minh, phòng ngừa tăng huyết áp chính là khâu số 1, quan trọng nhất trong việc phòng tránh bệnh tim mạch và mạch máu não.
Giáo sư Minh nhấn mạnh, chỉ cần kiểm soát tốt huyết áp, giảm huyết áp về mức thông thường, thì có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ lên tới 45%, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim lên đến 20%. Chỉ có khống chế tốt mức huyết áp, thì việc phòng ngừa bệnh tim mạch sau đó mới tốt, mang lại hiệu quả cao.
Đừng nghĩ rằng không có triệu chứng thì không cần điều trị bệnh huyết áp cao
Theo giáo sư Hùng Long Căn, Trung tâm Tim mạch Quảng Châu, Bệnh viện số 2 Đại học Y khoa Quảng Châu (TQ), triệu chứng của bệnh cao huyết áp không hoàn toàn giống với bệnh tim mạch vành, đau thắt ngực, tức ngực.
Triệu chứng của cao huyết áp thường chóng mặt, nhức đầu, đánh trống ngực, đau cổ, một số bệnh nhân sẽ bị mất ngủ, quên lãng và các triệu chứng khác.
Trong thực tế, nhiều bệnh nhân không cảm thấy có sự thay đổi đáng ngại nào, chỉ khi dựa vào kiểm tra thể chất từ những đợt khám sức khỏe, thậm chí có một cơn đột quỵ trước khi họ biết rằng họ đã bị bệnh huyết áp cao.
"Vì vậy, đừng bao giờ cho rằng, vì không cảm thấy hoặc không có cảm giác khó chịu nghĩa là không có bệnh huyết áp cao."
Cũng theo giáo sư Căn, mặc dù chỉ số huyết áp 140/90 mm Hg hoặc cao hơn được xem là huyết áp cao (Đây cũng là chỉ số mục tiêu chung giúp bệnh nhân bị huyết áp để kiểm soát chỉ số của mình), nhưng trên thực tế, huyết áp lý tưởng là bình thường lại là 120/80 mm Hg hoặc thấp hơn.
Giáo sư Căn nhắn nhủ, những người trên 65 tuổi nếu bị cao huyết áp thì nên khống chế ở mục tiêu khoảng 150 mm Hg. Nhưng nếu vừa bị cao huyết áp, vừa là bệnh nhân bị bệnh thận và một số bệnh nội tiết thì cần có mục tiêu kiểm soát chặt chẽ hơn so với bệnh nhân bình thường.
Giáo sư Căn kiến nghị, bệnh nhân bị tăng huyết áp nên theo dõi huyết áp của họ thường xuyên tại nhà, đó là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp.
*Theo Health/Sina
Xem thêm:
Cách đo huyết áp ở cổ tay