PGS Nguyễn Anh Tuấn - Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho rằng giảm cân là nhu cầu của hàng triệu người nhưng số người giảm cân thành công lại rất ít. Đa số người có nhu cầu giảm cân đều thất bại.
Nguyên tắc của việc giảm cân là ăn ít calo hơn lượng calo mà cơ thể cần. Việc tiêu thụ calo tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, chiều cao, cân nặng, mức độ vận động, tình trạng sức khỏe và nhiều yếu tố khác.
Số bữa ăn trong ngày chính là cách thức ăn làm sao để cơ thể loại bỏ nguy hại cho sức khoẻ.
Theo PGS Tuấn, trung bình 1 ngày mọi người thường ăn ba bữa sáng, trưa, tối. Trong đó bữa sáng mới là bữa quan trọng nhất. Ngược lại, người dân lại đang coi bữa ăn tối ăn nhiều hơn do cả ngày đi làm bữa ăn tối trở thành bữa ăn chính nên gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
Chia nhỏ bữa ăn
PGS Tuấn cho biết ăn khoa học đúng cảnh tốt cho sức khoẻ đó là một bữa sáng lành mạnh, đầy đủ và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bữa ăn sáng là bữa ăn lớn nhất sẽ tốt hơn.
Ăn sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất trong ngày và giảm cân. Vì cơ thể trải qua 1 đêm không nạp năng lượng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bỏ ăn sáng có thể gây béo phì. Ăn sáng giúp đường trong máu kiểm soát tốt hơn. Ăn sáng giúp duy trì đường máu ổn định đến trưa.
Bạn có thể ăn ba bữa chính hoặc chia nhỏ ra ăn 5 bữa hàng ngày.
Ảnh minh hoạ.
Một người có nhu cầu trung bình khoảng 2000 – 2400 kalo thì ăn đủ năng lượng để duy trì hoạt động làm việc. Nếu bạn muốn giảm cân thì bạn có thể giảm tổng năng lượng nạp vào dưới mức cơ thể cần.Việc ăn nhiều bữa nhỏ không ảnh hưởng tới việc trao đổi chất. Điều quan trọng phù hợp với sức khoẻ và công việc. Tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể là số lượng kalo cơ thể tiêu hao. Ăn nhiều bữa nhỏ thì tổng thức ăn tiêu thụ quyết định năng lượng tiêu hao. Nếu 1 bữa ăn 800 kalo, ba bữa tương đương với 2400 kalo thì cũng giống ăn 4 – 5 bữa ăn nhỏ tổng năng lượng ăn vào khoảng 500 – 600 kalo.
Với người tiểu đường, theo PGS Tuấn việc chia làm nhiều bữa ăn nhỏ giúp đường huyết ổn định trong cả ngày. Bởi vì khi ăn bữa ăn chính nhiều kalo có thể gây tăng đường huyết sau ăn sau đó lại gián đoạn gây giảm đường huyết trước bữa ăn vì thời gian giữa các bữa ăn quá dài. Vì vậy, việc chia nhỏ bữa ăn tốt cho người bị đái tháo đường.
Người đái đường hay thừa cân béo phì ăn nhiều bữa nhỏ giúp giảm khối lượng thức ăn ăn vào, giảm cảm giác đói.
Nhịn ăn gián đoạn
PGS Tuấn cho biết nhịn ăn gián đoạn được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. PGS Tuấn thường xuyên gặp các câu hỏi của người bệnh việc thực hiện nhịn ăn gián đoạn có giúp họ giảm cân không? Hay nhịn ăn gián đoạn giúp giảm được huyết không?
Nhịn ăn gián đoạn là kiêng ăn chiến lược, các nghiên cứu nhịn ăn gián đoạn cho thấy trao đổi chất tăng lên giúp người đó giảm cân, gày hơn. Các nghiên cứu cho thấy nhịn ăn gián đoạn giúp cải thiện đường huyết, làm sạch tế bào, giúp tế bào loại bỏ chất thải tích tụ. Một vài nghiên cứu cho thấy nhịn ăn gián đoạn giúp cải thiện béo phì, ổn định đường huyết ở người đái đường.
Quan trọng là nhịn ăn sao cho đúng, có thể ăn bình thường 1 ngày nhịn 1 ngày, nhịn theo nhịp 5:2 tức ăn 5 ngày, nhịn 2 ngày trong tuần. Các ngày nhịn sẽ giảm đi khối lượng kalo khoảng 1000 kalo. Những tháng sau đó tiếp tục giảm khoảng 700 kalo sau đó tiếp tục giảm còn 500 kalo. 500 kalo là năng lượng rất thấp hầu như nhịn trắng.
Ngoài nhịn ăn theo ngày có thể nhịn ăn gián đoạn theo nhịp thời gian trong ngày. Vì dụ như bạn ăn trong khoảng thời gian 4 – 8 tiếng sau đó nhịn một mạch 16 – 20 tiếng sau đó.
Tuy nhiên, PGS Tuấn cho biết nhịn ăn gián đoạn chỉ nghiên cứu trên người khoẻ mạnh còn người bị béo phì, đái tháo đường chưa được nghiên cứu nhưng việc nhịn ăn gián đoạn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Người ăn gián đoạn phải đảm bảo đủ sức khoẻ của mình chứ không phải bất cứ ai cũng có thể nhịn ăn.