BS cảnh báo sai lầm khi bấm lỗ tai: Đừng để tai biến dạng như quả chanh

Thảo Nguyên |

Theo các bác sĩ bấm lỗ tai có thể gây ra các biến chứng kinh khủng hỏng vành tai thậm chí cả chùm sẹo trên tai.

Sẹo nối sẹo vì thích đẹp

Bác sĩ Nguyễn Hợp Nhân – Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lật dở từng tấm ảnh về những ca bệnh nhân đến viện với đôi tai trĩu sẹo do bấm lỗ tai.

Bác sĩ Nhân kể trung bình tháng nào cũng gặp vài ca có những ca đến viện trong tình trạng sẹo choán hết cả tai vừa mất thẩm mỹ, vừa gây tổn thương cho vành sụn tai.

Bác sĩ Nhân cho biết mọi người rất hay coi thường tai vì bấm lỗ tai không chảy máu nên nghĩ an toàn. Các địa chỉ bấm lỗ tai chủ yếu là các quán cắt tóc, gội đầu, hàng rong, dụng cụ bấm lỗ tai của mình đã không chuẩn, thứ hai việc chăm sóc sau khi bấm lỗ tai không đảm bảo yếu tố vô khuẩn nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

BS cảnh báo sai lầm khi bấm lỗ tai: Đừng để tai biến dạng như quả chanh - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Một dụng cụ bấm lỗ tai họ sử dụng cho hàng trăm người mà không biết tai cũng có nguy cơ viêm nhiễm, biến chứng khi nhiễm trùng.

Nếu người có sức đề kháng tốt thì có thể có lỗ tai đẹp nhưng với người sức đề kháng kém, sống trong môi trường không được sạch sẽ thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, biến chứng càng đáng sợ.

Trường hợp của bệnh nhân Vũ Thị Tr. 19 tuổi, quê trú tại Ninh Bình. Tr. đang ở trọ và theo học cao đẳng ở Hà Nội. Hơn một năm trước em bấm thêm lỗ tai ở tai trên vành tai để đeo khuyên cho đẹp.

Sau khi bấm lỗ tai, Tr bị viêm, ngứa và mưng mủ nhưng Tr chủ quan chỉ mua ô xy già về rửa. Vết mủ cũng tan dần nhưng bắt đầu xuất hiện sẹo bằng hạt gạo ở vùng bấm lỗ tai. Nó dần phát triển lên to bằng ngón tay. Tr sợ quá tới bệnh viện khám và bác sĩ làm phẫu thuật cắt sẹo.

Tưởng cắt sẹo đã là xong, Tr về đi làm và không ngờ 2 tuần sau sẹo lại hình thành và nó phát triển to nhanh chóng. Chỉ vài tháng mà sẹo to lên gấp 3 lần trước đó. Tr phải xoã tóc để che đi sẹo ở tai.

Vừa sợ hãi, vừa không có tiền đi tới bệnh viện, Tr sống chung với nó. Đến khi về quê, bố mẹ em sợ quá vay chạy tiền đưa con đến Hà Nội khám và phẫu thuật.

Tại khoa phẫu thuật thẩm mỹ của Bệnh viện Đại học y, bác sĩ Nhân cho biết bác sĩ phải phẫu thuật cắt sẹo và tạo hình lại vành tai vì vành tai của Tr bị tổn thương rất nặng. Với các biến chứng sẹo tái phát, Tr phải được tiêm thuốc chống sẹo cũng như tái khám 1 tháng 1 lần. Đến nay, sau gần 6 tháng cắt sẹo Tr chưa bị tái phát lại.

Nhớ về việc bấm một lỗ tai nhỏ như đầu tăm mà cô khốn khổ đi tới, đi lui bệnh viện Tr lại rùng mình.

Trường hợp bệnh nhân nam Nguyễn Quốc H. 19 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội cũng thế. Năm 16 tuổi H. đến tiệm vàng bấm lỗ tai để đeo khuyên, bị sẹo lồi. H. đã xử lý sẹo lồi 2 lần ở thẩm mỹ viện nhưng sẹo vẫn tái phát, ngày càng to cho đến khi kích thước bằng quả chanh (4x3cm) mới tìm đến khoa Bệnh viện để tư vấn phẫu thuật tạo hình lại.

Nên bấm lỗ tai vùng nào

Bác sĩ Nhân cho biết việc bấm lỗ tai về tính thẩm mỹ không ai cấm tuy nhiên không nên bấm ở vùng sụn tai. Ở dưới phần dái tai cũng có thể để lại sẹo nhưng tỷ lệ ít hơn.

Việc hình thành sẹo tai, bác sĩ Nhân cho biết khi bấm lỗ tai nên tai bị nhiễm trùng, do việc cấp máu nhiều ở ví trí vùng đầu mặt cổ nên nó rất dễ hình thành nên sẹo.

Bình thường, sẹo có thể ở phần sau tai nhưng một số trường hợp sẹo phát triển cả ở vành trước tai làm biến đổi vành tai. Những trường hợp này phẫu thuật rất khó bởi vì bác sĩ phải cắt sẹo và tạo hình lại tai.

BS cảnh báo sai lầm khi bấm lỗ tai: Đừng để tai biến dạng như quả chanh - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Việc cắt sẹo tạo hình lại tai vẫn chưa đủ cho việc sửa chữa mà bác sĩ Nhân cho biết để sẹo không mọc tái phát tiếp bác sĩ phải sử dụng kem chống sẹo, tiêm thuốc chống sẹo và bệnh nhân thường xuyên tái khám để kiểm tra xem sẹo có tái phát không bởi khi phẫu thuật cắt bỏ sẹo cũ cũng là lúc nguy cơ hình thành tổ chức sẹo mới rất cao.

Bác sĩ Nhân giải thích với ưu điểm việc cấp máu của vùng đầu mặt cổ vốn là vùng cấp máu tốt giúp liền sẹo tốt nhưng có bất thường về hình thành colagen thì việc cấp máu tốt vô tình thúc đẩy cho sự hình thành colagen gây nên sẹo lồi.

Khi bấm lỗ tai nên chọn những nơi uy tín, sạch sẽ và nếu thấy có sẹo lỗ tai dù chỉ bằng hạt gạo ở vùng bấm tai cần tìm đến bác sĩ để xử lý sớm nhất tránh để sẹo quá to khiến việc phẫu thuật sửa chữa càng khó hơn.

Với trẻ nhỏ, do chưa vệ sinh được, dễ nhiễm trùng nên phải cân nhắc thật kỹ khi bấm lỗ tai cho con.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại