Bác sĩ đứng tim khi chứng kiến con sán dài 2 mét lôi ra từ cơ thể quý ông thích ăn sushi

Linh Chi |

Bác sĩ Kenny Banh tại Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế Cộng đồng khu vực Fresno, California, Mỹ đã rất choáng váng khi chứng kiến con sán dài 1,52m bệnh nhân lôi từ trong người ra.

Câu chuyện xảy ra từ hồi tháng 8 năm ngoái nhưng mới được bác sĩ Bank kể lại trong một tập tin âm thanh y khoa.

Đó là câu chuyện của một bệnh nhân nam 30 tuổi California đi khám do bị tiêu chảy nặng, co thắt dạ dày kèm theo ra máu. Đồng thời, bệnh nhân cũng yêu cầu được điều trị nhiễm sán dây. Được biết, bệnh nhân này rất thích ăn cá sống.

Điều đặc biệt là, khi đi khám bệnh nhân này có mang theo một túi nhựa đựng một lõi giấy vệ sinh. Khi bệnh nhân mở túi nhựa ra, bác sĩ Bank nhìn thấy một con ký sinh trùng quấn quanh lõi giấy. "Nó vẫn còn sống khi anh ta quấn vào lõi giấy nhưng có sau đó có thể nó đã chết trong quá trình di chuyển", bác sĩ Banh cho biết.

Bệnh nhân này cho biết, trong quá trình đi ngoài, anh ta thấy xuất hiện một đoạn dài đung đưa bên ngoài cơ thể, sau đó anh ta đã kéo con sán cho đến hết.

Bệnh nhân cũng cho biết, trước đó anh ta cảm thấy như có thứ gì đó đang di chuyển bên trong ruột và nghĩ rằng đó chỉ là khí dư thừa, dù anh cảm thấy khó chịu trong nhiều tháng.

Các bác sĩ cho rằng, trường hợp này có thể là do sở thích ăn đồ sống của bệnh nhân. Bởi trong thời gian gần đó bệnh nhân không đi du lịch hoặc uống nước có vấn đề, nhưng anh ta lại tiết lộ mình ăn sushi hoặc sashimi hàng ngày.

Hồi tháng 1 năm ngoái, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ ấu trùng ký sinh trùng có thể phát triển thành sán dây trong cá hồi sống ở khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả loài cá hồi hoang dã Alaska, phổ biến ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.

Bác sĩ đứng tim khi chứng kiến con sán dài 2 mét lôi ra từ cơ thể quý ông thích ăn sushi - Ảnh 1.

Con sán dài 1,5m bệnh nhân quấn quanh lõi giấy vệ sinh mang đến bệnh viện.

Theo đó, tờ Washington Post cho rằng cá hồi đến từ bờ biển Thái Bình Dương của Châu Á và vùng Bắc Mĩ có thể bị nhiễm một loại sán có tên là Diphyllobothrium nihonkaiense.

Theo CDC, loài sán này có thể lớn lên đến 9,1 mét (30 feet) và sống trong nhiều năm.

Nhiệt độ khi đun nấu thức ăn có thể giết chết các loại ấu trùng nhỏ. Để tiêu diệt ký sinh trùng trong sushi, các chuyên gia khuyên nên đông lạnh cá hồi trước khi chế biến. Ấu trùng có thể sống sót trong cá hồi không đảm bảo, từ đó trú ngụ trong đường tiêu hóa của con người.

CDC khuyến cáo, con người có thể bị nhiễm Diphyllobothrium nihonkaiense thường là do ăn cá chưa nấu chín hoặc cá sống, chẳng hạn như cá hồi. Người bị nhiễm trùng sán thường không xuất hiện triệu chứng đặc hiệu, mặc dù nó có thể gây đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa.

*Theo Theguardian/Washingtonpost

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên