Trong nền văn hóa ẩm thực trên thế giới, cá sống là một món ăn được rất nhiều người yêu thích, có thể kể đến như sushi, sashimi, hay món poke ở vùng đất Hawai xinh đẹp... Tuy nhiên, bên cạnh việc ngon miệng và có một số lợi ích thì cá sống lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hại cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Lợi ích của việc ăn cá sống
Cá tươi sống không bị ô nhiễm sẽ an toàn hơn so với cá được chiên nướng ở nhiệt độ cao. Vì trong quá trình chiên nướng có thể tạo ra nhiều chất độc hại như amin dị vòng - nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư.
Chiên cá có thể làm giảm lượng axit béo omega-3 như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).
Sashimi là một món ăn nổi tiếng và được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới.
Nguy cơ tiềm ẩn trong món cá sống
1. Nhiễm kí sinh trùng
Một số loại kí sinh trùng cơ thể thường bị nhiễm sau khi ăn cá sống là sán lá gan, sán dây và giun đũa. Vì cá sống không được chế biến nên nếu cá bị nhiễm ấu trùng thì sẽ trực tiếp di chuyển sang người, kí sinh và phát triển trong nội tạng nhiều năm liền nếu không được phát hiện kịp thời.
Các triệu chứng chính bao gồm đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn và lên cơn sốt. Một số trường hợp còn có phát ban, sưng và ngứa da.
Sán dây có thể dài thêm 15m sau một tuần trong dạ dày.
2. Nhiễm vi khuẩn
Trong miếng cá sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều các vi khuẩn có hại bao gồm listeria, vibrio, clostridium và salmonella. Nếu không ăn cá nấu chín, bạn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng chính sẽ bao gồm buồn nôn, tiêu chảy.
Hệ miễn dịch cũng ảnh hưởng nhiều trong việc chống lại nguy cơ ngộ độc do vi khuẩn. Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ và bệnh nhân HIV có nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn cao hơn so với người khỏe mạnh. Đặc biệt là phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá tươi sống để loại trừ nguy cơ nhiễm khuẩn listeria gây tử vong cho thai nhi.
3. Lượng chất thải ô nhiễm có nhiều trong cá tươi sống
Chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) là chất cực kì độc hại chủ yếu đến từ các hóa chất trong quá trình sản xuất công nghiệp như biphenyl polyclrin (PCBs) và este diphenyl polybrominated (PBDE), sau đó bị thải ra nguồn nước. Chính điều này khiến cho các loài sinh vật sông nước như cá mang một lượng chất độc hại hóa học rất lớn, đặc biệt là cá hồi.
Khi tiêu thụ nhiều các loại cá tươi sống nhiễm chất thải này, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hay thậm chí có thể là ung thư.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nấu chín cá hồi, lượng POPs thấp hơn khoảng 26% so với cá hồi sống cùng loại. Bên cạnh đó, lượng thủy ngân độc hại cũng giảm tới 50-60% sau khi cá được chế biến chín đúng cách. Dù không phải tất cả các chất thải độc hại sẽ bị giảm thiểu sau khi nấu chín nhưng ít nhất việc này cũng làm giảm bớt nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe cơ thể bạn.
Cách làm giảm rủi ro của việc ăn cá tươi sống
Chỉ ăn cá sống đông lạnh:
Cá được làm đông lạnh trong một tuần ở môi trường nhiệt độ -20 độ C hoặc trong 15 ngày ở nhiệt độc -35 độ C khiến các kí sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn hoặc ít nhất là giảm thiểu thiểu đi số lượng kí sinh trùng.
Kiểm tra chất lượng cá:
Việc này cũng khá quan trọng nhưng không đủ để phát hiện ra rằng liệu kí sinh trùng có tồn tại trong loại cá ấy không.
Mua sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín:
Hãy mua cá ở những nơi cung cấp đáng tin cậy hoặc những nơi biết cách lưu trữ và xử lý nó theo đúng quy trình.
Cá sống đông lạnh là một sự lựa chọn an toàn nhất.
Nên mua cá đông lạnh được trưng bày trên một lớp băng đá phủ dày. kiểm tra xem cá còn độ tươi không.
Không nên lưu trữ cá tươi quá lâu. hãy giữ nó trong tủ đá và tốt nhất nên tiêu thụ ngay trong vòng vài ngày kể từ sau khi mua cá.
Không nên để cá đông lạnh ra khỏi tủ lạnh quá 1-2h vì vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển trong môi trường nhiệt độ phòng.
Hãy nhớ rửa sạch tay và các dụng cụ nhà bếp sau khi xử lý cá sống để tránh vi khuẩn phát triển gây ô nhiễm.
*Theo Authority Nutrion