Trước Thế chiến I, Pháp đã áp dụng khái niệm tấn công quá mức (“attaque à outrance”), phản ánh sức mạnh của hỏa lực phòng thủ ngày càng gia tăng trong quân đội vào thế kỷ XIX - kết quả của một số đổi mới công nghệ, đáng chú ý là súng trường nạp đạn, súng máy và pháo hạng nhẹ.
Người ta tin rằng phe chiến thắng sẽ là phe có ý chí, lòng can đảm và động lực, và do đó, mọi cuộc tấn công phải được đẩy đến giới hạn. Nhưng từ những ngày đầu tiên của Thế chiến I, súng máy và pháo binh của Đức đã quật ngã quân đội Pháp.
Ngược lại, vào những năm 1980 khi học thuyết AirLand của Mỹ xuất hiện, các khái niệm mới đã thay đổi kế hoạch của NATO về bảo vệ Tây Âu chống lại các lực lượng mặt đất của Liên Xô.
Việc triển khai AirLand không chỉ bảo đảm cho NATO vượt qua Chiến tranh Lạnh, mà các lực lượng Mỹ đã sử dụng các khái niệm chiến tranh chống lại lực lượng theo kiểu Xô Viết của Saddam Hussein trong Chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên thu được kết quả ngoạn mục.
Điểm mấu chốt là cách quân đội phải tạo ra sự khác biệt lớn; các khái niệm chiến tranh của Mỹ cần phải phù hợp với sự cạnh tranh quyền lực lớn. Dưới đây là 7 nguyên tắc mà trên trang National Interest, theo học giả James Jay Carafano, có thể giúp họ chiến thắng:
Mỹ thực hiện răn đe bằng vũ khí thông thường và tâm lý (Nguồn: Nationalinterest.org).
Nguyên tắc 7 - Răn đe thông thường. Khái niệm chiến tranh không chỉ là chiến đấu, nó còn răn đe các đối thủ rằng không chiến đấu với Mỹ có thể là một ý tưởng tốt bởi vì họ có thể sẽ không thắng.
Giá trị to lớn của AirLand Battle là thông điệp mạnh mẽ của nó gửi Liên Xô rằng, trong một cuộc xung đột thông thường, các sư đoàn bọc thép đỏ không thể vượt qua sông Rhine và đến bờ Đại Tây Dương.
Tạo ra một khái niệm phòng thủ đáng tin cậy sẽ hạn chế triển vọng xung đột trong tương lai.
Răn đe thông thường một cách đáng tin cậy đặc biệt quan trọng trong thời đại cạnh tranh quyền lực lớn.
Hiện nay, chiến lược của Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên đều đặt ra “chiến thắng mà không cần chiến đấu” - đạt được mục tiêu của họ mà không cần đụng độ trực tiếp với Mỹ. Mỹ cần răn đe bằng vũ khí thông thường - không bao giờ để bất kỳ ai nghĩ rằng họ có thể đánh thắng Mỹ trên chiến trường.
Nguyên tắc 6 - Hành động toàn cầu. Mỹ là một cường quốc toàn cầu với lợi ích và trách nhiệm toàn cầu, do đó quân đội Mỹ phải duy trì khả năng suy nghĩ và hành động toàn cầu.
Trước hết, cho dù lực lượng của Mỹ hoạt động trên chiến trường nào, họ có thể sẽ phải thông qua các tuyến toàn cầu (biển, không phận, không gian và không gian mạng) để điều khiển tàu, máy bay, người, vật tư và hỗ trợ.
Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ phải cần đến các đồng minh của mình, không chỉ trên một chiến trường, mà trên toàn cầu.
Thứ hai, Mỹ không tham gia vào một cuộc xung đột tạo ra cơ hội cho một đối thủ cạnh tranh khác khai thác ở nơi khác. Mỹ phải có khả năng chiến đấu và răn đe, hoặc chiến đấu trên nhiều chiến trường cùng một lúc.
Thứ ba, một cuộc xung đột toàn cầu thực sự là tồi tệ, nhưng nếu Mỹ có thể tiếp tục suy nghĩ và hành động trên toàn cầu thì cơn ác mộng vẫn ít xảy ra hơn. Do đó, bất kỳ hình thái chiến tranh nào của Mỹ đều mang tính toàn cầu.
Các chiến dịch quân sự của Mỹ đều mang tính toàn cầu (Nguồn: dn.vox-cdn.com).
Nguyên tắc 5 - Suy nghĩ theo khu vực. Những kẻ muốn giành chiến thắng mà không cần chiến đấu dành nhiều thời gian suy nghĩ về cách họ có thể tạo ra tình huống mà Mỹ phải chiến đấu với người khác, đánh lạc hướng và làm cạn kiệt sức mạnh của Mỹ.
Tất nhiên, Mỹ nên tránh những xung đột không cần thiết, nhưng không phải tất cả các xung đột đều có thể tránh được mà không khiến quốc gia gặp rủi ro thậm chí lớn hơn.
Nếu Mỹ phải chiến đấu, họ phải huy động khả năng quân sự áp đảo và áp đặt ý chí lên kẻ thù - bất kể họ ở đâu (ví dụ, trên núi, rừng rậm, sa mạc hoặc trên biển) và bất kể đối tượng nào (ví dụ, lực lượng thường trực, lính đánh thuê, quân nổi dậy hoặc khủng bố).
Các khái niệm chiến tranh phải được áp dụng, và không thể quên cách thực hiện tất cả các loại chiến tranh, có thể là cường độ thấp hoặc cường độ cao, đối xứng hoặc bất đối xứng.
Nguyên tắc 4 - Phải đa chiều. Thực tế là mọi xung đột hiện đại từ chiến đấu với quân nổi dậy trên núi đến rượt đuổi tàu ngầm dưới biển đòi hỏi các lực lượng vũ trang có thể kiểm soát các hoạt động trong tất cả các môi trường hoạt động - vũ trụ, trên không, trên biển, dưới biển, trên bộ, không gian mạng, và số lượng người của xung đột.
Nguyên tắc 3 - Nghĩ nhiều hơn chiến tranh. Mặc dù cần các lực lượng vũ trang thực hiện vai trò của mình trong các cuộc chiến lớn, nhưng không thể bỏ qua vai trò trong các nhiệm vụ quân sự khác từ bảo vệ quê hương đến hỗ trợ quân sự trong và ngoài nước và làm việc trong một nhóm liên quân có rất nhiều vấn đề.
Mỹ đang chuẩn bị cả về quan điểm tư tưởng và thực lực cho cuộc chiến tương lai (Nguồn: thefederalist.com).
Nguyên tắc 2 - Chiến tranh là một hoạt động nhóm. Chiến tranh không bao giờ chỉ bao gồm riêng nước Mỹ. Các đồng minh và đối tác chiến lược sẽ điều chỉnh tổ chức, đào tạo và cơ cấu lực lượng của họ để hợp tác tốt hơn với Mỹ.
Trong thời đại cạnh tranh quyền lực lớn, các đồng minh quan trọng hơn bao giờ hết. Trong một thế giới tự do, nếu các quốc gia không hợp tác với nhau, thế giới đó có thể không tồn tại trong cuộc đấu tranh lớn tiếp theo.
Hợp tác quân sự và các hoạt động kết hợp sẽ là một đặc tính trung tâm của thế giới hiện đại. Sẽ có ít liên minh hơn về sẵn sàng và nhiều liên minh của những người quan tâm - những quốc gia có cùng chí hướng cam kết bảo vệ thế giới tự do.
Phát triển các khái niệm chiến tranh của Mỹ phải là một phần của lòng tin và xây dựng sự tự tin nhằm đưa các lực lượng của thế giới tự do xích lại gần nhau hơn.
Nguyên tắc 1 - Không thỏa hiệp. Một quân đội hoàn chỉnh phải làm tốt ba nhiệm vụ: cung cấp lực lượng được đào tạo và luôn sẵn sàng; thực thi các chiến dịch đang diễn ra và hiện đại hóa cho tương lai. Một quân đội không làm điều được đó sẽ trở nên rỗng tuếch, và cuối cùng sẽ thất bại.
Để thành công, các lực lượng vũ trang phải được cung cấp nguồn lực, chuẩn bị và trang bị để thực hiện tốt cả ba nhiệm vụ một cách hợp lý. Các khái niệm chiến tranh phải được thúc đẩy bởi những gì cần thiết để bảo vệ lợi ích sống còn của nước Mỹ.
Nếu không thể làm được điều đó, Quân đội Mỹ không thể tạo ra sự răn đe thông thường để chiến đấu và chiến thắng trong các cuộc chiến tranh.