3 bí quyết "thương lấy đường ruột" để sống khỏe mạnh không bệnh tật

Vân Hồng |

Theo các chuyên gia về sức khỏe, đường ruột tốt là cơ sở nền tảng để ngăn ngừa bệnh tật, giúp bạn tránh những căn bệnh hiểm nghèo. Đây là 3 nguyên tắc "vàng" tốt nhất dành cho bạn.

Bệnh về đường ruột là một trong những nguy cơ lớn nhất đe dọa sức khỏe của con người, ảnh hưởng tuổi thọ và luôn là lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết chỉ sau một sai sót nhỏ.

Để có một hệ tiêu hóa tốt, luôn sung sức và khỏe mạnh, bạn chỉ cần tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản sau đây.

1. Nguyên tắc thứ nhất: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng

Để ăn uống cân bằng cho đường ruột thực tế không hề khó. Lời khuyên của các bác sĩ là hãy ăn uống thêm ngũ cốc nguyên hạt, chế độ ăn uống vừa phải, đều đặn.

Nhiều người bị ung thư đường ruột, dạ dày hay đại tràng, đa phần đều do tự bản thân phá vỡ quy luật bình thường của hệ tiêu hóa. Nếu bạn đảm bảo được hoạt động tự nhiên của hệ tiêu hóa thì bạn hầu như không phải lo cho sức khỏe đường ruột.

Điều mà hệ tiêu hóa của bạn cần nhất, chỉ đơn giản là ăn ngày 3 bữa cơm, kết hợp giữa thực phẩm thô và tinh mịn, ăn nhiều khoai tây, khoai lang, khoai môn và các thực phẩm khác giàu chất xơ.

Các loại thực phẩm phát triển trong lòng đất (khoai) thường được chuyên gia đánh giá cao về khả năng làm thúc đẩy nhu động ruột, tăng tốc độ bài tiết, ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại trong ruột, giúp ổn định môi trường vi sinh trong đường ruột.

Ngoài ra, đường ruột luôn muốn bạn duy trì chế độ ăn uống vừa phải, nghĩa là bạn nên tránh xa một chữ "quá". Chẳng hạn như không ăn một lúc quá nhiều, không ăn quá chênh lệch (nhiều thịt ít rau), không quá nóng lạnh, quá chua cay mặn ngọt. Hạn chế rượu, cà phê có nồng độ quá cao…

Bổ sung thêm lợi khuẩn

Để đường ruột hoạt động tốt hơn nữa, bạn nên thường xuyên bổ sung lợi khuẩn. Những vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại, làm tăng khuẩn có lợi càng nhiều thì sẽ duy trì sức sống cho đường ruột hơn.

3 bí quyết thương lấy đường ruột để sống khỏe mạnh không bệnh tật - Ảnh 1.

2. Nguyên tắc thứ hai: Có vào thì phải có ra

Các bác sĩ luôn nhấn mạnh rằng, nếu muốn dưỡng sinh đường ruột, bạn nên "thuộc lòng" nguyên tắc ăn vào và bài tiết ra. Do thói quen thiếu quy luật của nhiều người như ăn uống sai giờ, ngủ nghỉ không đều đặn, dẫn đến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đường ruột luôn làm việc như một cái máy tinh vi nhưng nó không thể đoán được lúc nào thì bạn ăn, lúc nào thì bạn uống. Vì thế, đường ruột không chủ động kiểm soát được "đầu vào".

Không những thế, giả sử đại tràng và ruột kết muốn thực hiện việc bài tiết và đại tiện trong khung giờ từ 5-7 giờ sáng, nhưng lúc đó thì mọi thứ đang trống không, vậy là nó dần dần làm sai lịch sinh học.

Khi phân chuyển xuống hậu môn không theo một giờ giấc nào cả sẽ dẫn đến việc đường ruột không kiểm soát được "đầu ra", dẫn đến các bệnh táo bón, phân lỏng hoặc các triệu chứng khác.

Để tránh táo bón, bạn cần phải chú ý uống nhiều nước. Bắt đầu uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy, sau đó cần thêm ít nhất 7 lần uống nước trong ngày. Nên ăn nhiều rau và trái cây, đặc biệt là chất xơ, như rau bina, cần tây, măng tây, chà là, chuối, táo.

Ăn đủ chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột. Nên tạo dựng một thói quen đi tiêu hàng ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, và đây là một cách rất quan trọng để tránh các vấn đề đường ruột.

3 bí quyết thương lấy đường ruột để sống khỏe mạnh không bệnh tật - Ảnh 2.

3. Quy tắc thứ ba: Tập thể dục

Thể dục thể thao có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh loãng xương, mang tới nhiều niềm vui và tinh thần lạc quan. Không những thế, nó còn giúp thúc đẩy nhu động ruột, thúc đẩy ruột, ngăn ngừa lão hóa đường ruột.

Đừng bao giờ rơi vào tình trạng "ham ăn lười thể dục" với những thói quen ăn xong thì nằm dài ra ghế xem ti vi, bởi thường xuyên như vậy bạn sẽ dễ trở thành "củ khoai tây" khổng lồ.

Để tránh béo phì, thừa cân và chậm chạp, tốt nhất bạn nên thường xuyên vận động vừa phải và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, với bất kỳ bài tập nào, thực hiện mọi lúc mọi nơi.

Ngoài ra, hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với cảm xúc. Khi quá vui buồn hay lo lắng căng thẳng, đều tạo nên những áp lực cho hệ tiêu hóa. Nhiều nguồi còn bị bệnh đau bụng tâm lý, hễ nghĩ tới điều gì đó không hay là lại bị đau bụng.

Khi bạn tức giận, lưu lượng máu giảm cung cấp cho tiêu hóa, sự tiết acid của dạ dày, nhu động tiêu hóa chậm cũng gây ra khó tiêu. Vì vậy, hãy học cách kiểm soát và quản lý cảm xúc của mình, duy trì cảm giác cân bằng, vô tư, yên tĩnh để tạo điều kiện tốt nhất cho đường ruột hoạt động hiệu quả.

3 bí quyết thương lấy đường ruột để sống khỏe mạnh không bệnh tật - Ảnh 3.

*Theo Family Dr

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại