Hệ thống tiêu hóa có những bí mật, chúng ta nên biết sớm
Video này giải thích lý do tại sao lại có hiện tượng táo bón hay đi ngoài không kiểm soát ở trẻ. Bất kỳ ai cũng nên xem để ngăn chặn sớm những sai lầm khi đại tiện.
Hiểu được cơ chế hoạt động của đường ruột, bạn sẽ phòng bệnh hiệu quả hơn (Nguồn: Naspghan)
Vì sao trẻ hay bị "són" ra quần rồi mới báo cho người lớn? Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ từ miệng qua họng để vào dạ dày.
Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn, hấp thụ một phần các chất đơn giản, sau đó sẽ chuyển thức ăn xuống ruột non, tiếp tục chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Thức ăn sau khi đã hấp thụ hết ở phần ruột non sẽ chuyển sang ruột già. Lúc này thức ăn đã chuyển thành phân lỏng. Quá trình di chuyển của phân trong ruột già cũng là quá trình hấp thụ nước cho cơ thể cho tới khi phân xuống tới trực tràng, đóng thành khuôn.
Khi phân chạm tới cơ rốn hậu môn sẽ tác động ngược lại não bộ để báo rằng đã đến lúc chúng cần ra ngoài. Tuy nhiên, không phải lúc nào muốn "đi" là bạn cũng có thể đi ngay được. Bạn phải nhịn trong một thời gian nhất định tùy điều kiện từng người.
Trong quá trình đó, đường trực tràng tiếp tục hấp thụ nước khiến cho phân càng khô dần, cứng và nhỏ lại, tạo chỗ cho các đợt phân tiếp theo tích tụ.
Quá trình chuyển hóa thức ăn vẫn tiếp tục, phân liên tục xuống trực tràng, làm cho nó giãn ra giống quả bóng, thành ruột mỏng trong khi phân lại rắn. Điều đó gây ra táo bón, đi ngoài ra máu, để lâu sẽ sinh ra bệnh trĩ.
Khi phân dồn ứ trong trực tràng kéo dài sẽ tích tụ ở ruột già, đợt phân tiếp theo di chuyển xuống mang nhiều nước.
Phân lỏng này sẽ len qua kẽ phân khô xen kẽ nhau, xuống trực tràng và tới rốn hậu môn, có thể gây ra đại tiện mất kiểm soát vì chúng mềm nên không báo động. Để tránh tình trạng trên, trẻ nên đi đại tiện khi cảm thấy "buồn", không nên nhịn lâu.
Ngồi khi đại tiện thế nào cho đúng?
Nên ngồi hơi gập người về phía trước, kê thêm gế ở chân để nâng đùi lên tạo một góc nhọn. Ở tư thế này sẽ làm phân đi ra ngoài dễ dàng hơn và tự nhiên hơn. Không nên ngồi thẳng hay băt chéo chân vào nhau khi đại tiện.
*Theo Naspghan Foundation