Xôn xao việc Trung Quốc chế tạo Pantsir-S1, S-400 và tên lửa đạn đạo "giả" - Khuấy động TG

Bảo Lam |

Những tổ hợp phòng không Pantsir-S1 và tên lửa S-400, cũng như các hệ thống tên lửa tấn công chiến thuật Scud (R-17) "giả" đã được Trung Quốc sản xuất ồ ạt.

Tại Trung Quốc, người ta đã triển khai hoạt động sản xuất các xe tăng, máy bay và tổ hợp tên lửa bơm hơi. Những loại khí tài được sản xuất từ thời Liên Xô, cũng như cả các sản phẩm hiện đại của Nga và Mỹ được mang ra để mô phỏng.

Thực ra, nếu như các mô hình bơm hơi của những tổ hợp phòng không Pantsir-S1 và tên lửa S-400, cũng như các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud (R-17) về tổng thể khá giống với sản phẩm gốc, thì một vài mẫu được giới thiệu khiến người xem cảm thấy khó hiểu.

Xôn xao việc Trung Quốc chế tạo Pantsir-S1, S-400 và tên lửa đạn đạo giả - Khuấy động TG - Ảnh 1.

Mô hình bơm hơi tên lửa S-400 do Trung Quốc chế tạo

Đặc biệt mô hình chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-2 đập thẳng vào mắt. Có thể thấy rõ rằng các nhà sản xuất đã tạo ra một thứ gì đó hoàn toàn không giống với nguyên mẫu.

Phần thân xe được sao chép của chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 hiện đại hơn, còn tháp pháo của nó trông giống với những thiết kế của Đức và Nhật Bản thời kỳ Thế chiến thứ Hai.

Xôn xao việc Trung Quốc chế tạo Pantsir-S1, S-400 và tên lửa đạn đạo giả - Khuấy động TG - Ảnh 2.

Mô hình bơm hơi xe chiến đấu bộ binh BMP-2 dạng "năm cha ba mẹ" do Trung Quốc chế tạo.

Căn cứ vào sự phổ biến rộng rãi của cỗ máy chiến đấu thế hệ thứ hai này của Liên Xô, việc tạo ra một phiên bản sao chép tương tự là điều không mấy khó khăn.

Xôn xao việc Trung Quốc chế tạo Pantsir-S1, S-400 và tên lửa đạn đạo giả - Khuấy động TG - Ảnh 3.

Các mô hình bơm hơi được cho là của tổ hợp tên lửa phòng không kỳ lạ nhưng có vẻ giống tên lửa chống hạm hơn do Trung Quốc chế tạo.

Thêm một câu hỏi lớn được đặt ra với tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 "Kub" (SA-6 Gainful). Thay vì 3 quả tên lửa đặt nằm là 1 quả rất to và trông giống như P-15 "Termit", mà được chế tạo không phải để tiêu diệt các mục tiêu trên không, mà là để thực hiện những nhiệm vụ chống hạm.

Tổ hợp tự hành bánh xích để phóng quả tên lửa này chắc chắn chỉ có ở trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Các xe tăng M1 Abrams và máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor cũng được những nhà sản xuất Trung Quốc chào bán khắp thế giới.

Căn cứ vào việc chiếc xe tăng của Mỹ đang có trong biên chế quân đội nhiều quốc gia Ả Rập, do đó các mô hình này có thể có phân khúc khách hàng nhất định.

Nhưng chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 thì chỉ duy nhất có trong lực lượng không quân Mỹ. Lầu Năm Góc sẽ mua những sản phẩm này của các nhà sản xuất Trung Quốc hay không là một câu hỏi lớn.

Khí tài quân sự bơm hơi hiện nay được sản xuất tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam và Ai Cập. Cả ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng đang giành nhiều sự quan tâm cho hướng phát triển này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại