"Nguyễn Hà Đông đi bằng tên lửa thì có thể chết bất cứ lúc nào"

Ban Biên Tập |

(Soha.vn) - "Chính những người chơi quá khích đa giết chết Flappy Bird. Chúng ta phải nhìn nhận chính xác, game là game nó không nuôi sống bạn", ông David Nguyễn chia sẻ.

Bài 1: Giao lưu trực tuyến: "AI ĐÃ GIẾT CHẾT FLAPPY BIRD?"

Bài 2:  Phó TGĐ FPT dùng từ "rất rất rất" tuyệt để nói về Hà Đông

Bài 3: “Con chim Flappy Bird không chết”

Trong buổi giao lưu trực tuyến được tổ chức tại Báo điện tử Trí thức trẻ 14h00 ngày 12/2/2014, ông David Nguyễn​ đã có nhiều chia sẻ thú vị về Nguyễn Hà Đông và game gây sốt "Flappy Bird".

Ông có chơi Flappy Bird không? Cảm nhận của ông về trò chơi này? (Long Nhật – 21 tuổi – Hà Nam)

Vì tôi không thích chơi game nên tới hôm qua, tôi mới chơi thử game này. Tôi chơi để cảm nhận và tôi thấy rằng mức độ khó tỷ lệ thuận với tính chất thương mại hoá.

Ông đánh giá thế nào và thành công của Flappy Bird đối với cá nhân Hà Đông và làng game Việt Nam? (Minh Anh – Yên Bái)

Cá nhân tôi thấy Flappy Bird là 1 thứ gì đó tạo ra bởi sự đam mê và chia sẻ của Hà Đông. Và đó là sự thành công nhiều nhất đối với bản thân Hà Đông nói riêng. Còn với làng game, dù là một câu chuyện cũ nhưng Hà Đông đang cho những người kinh doanh game một hơi thở mới. Trò chơi này khiến cho người kinh doanh phải nhìn nhận lại, dốc hết trái tim vào sản phẩm để cho người chơi tìm được sự vui vẻ nhẹ nhàng thay vì sư tức tối và ganh ghét. Các bạn nên nhớ 1 điều rằng, game là để giải trí là phụ trợ cho cuộc sống chứ không phải để sống trong thế giới ảo.

Theo ông, việc Hà Đông khai tử Flappy Bird có nguyên nhân từ đâu? Truyền thông, sức ép dư luận có phải là một trong những nguyên nhân chính khiến Hà Đông đi đến quyết định bất ngờ đó? (Thái Hòa – Tây Nguyên)

Theo quan điểm của tôi, việc Hà Đông “khai tử đứa con” của mình không hoàn toàn là do truyền thông mà là do những người chơi đã quá lạm dụng nó và tạo nên những hình ảnh không hay về game. Nguyễn Hà Đông, tôi nghĩ bạn ấy không “ngán” gì truyền thông nhưng chỉ vì mọi diễn biến đang xa dần chiều hướng mà bạn ấy hướng tới mà thôi.

Gỡ Flappy Bird có phải là cách ứng xử tốt nhất của Hà Đông trong lúc này? (Yên Hoa – 45 tuổi)

Bạn ấy đã có 1 quyết định khó khăn, nhưng Đông đã hành xử theo đúng tính chất sư việc. Nếu hà Đông không đủ kiên nhẫn và không thể làm cho "con chim" của mình đi đúng hướng thì chắc chắn rằng sẽ còn nhiều chuyện khác tồi tệ hơn sẽ xảy ra. Vậy nên, hạn chế nó và cho nó chết dần là cần thiết, vì không biết ngày mai sẽ có bao nhiêu người tiếp tục trải nghiệm Flappy Bird và bao nhiêu chiếc điện thoại và câu chuyện không hay lại diễn ra.

Ông có lời khuyên nào về ứng xử cho Hà Đông nếu như anh tiếp tục thành công ở một trò chơi khác? (Phạm Linh – 30 tuổi)

Hà Đông cần tiếp tục giữ cho mình đam mê và nhiệt huyết. Hãy cứ là chính mình như hiện tại và không nên quá chạy theo thị trường. Cốt yếu là, Đông có cho mình đôi cánh của chú chim Flappy Bird và điều cần thiết là bảo quản nó thật tốt thay vì tìm 1 quả tên lửa. Bởi lẽ, bay bằng cánh khi bạn có thể điều khiển được nó theo định hướng của mình, khi mệt có thể dừng lại, nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần. Còn đi bằng tên lửa, Nguyễn Hà Đông sẽ có thể “chết” bất kỳ lúc nào.

  • Theo ông, ai đã giết Flappy Bird? (Hà Nhi, Quảng Bình)

Chính những người chơi quá khích đa giết chết Flappy Bird. Chúng ta phải nhìn nhận chính xác, game là game nó không nuôi sống bạn. Tôi biết có những người đang làm ở những vị trí cao trong những công ty lớn, khi chơi game này đã chửi thề và 1 số lại có những hành động quá khích. Điều này tỷ lệ thuận cho sự tò mò và trải nghiệm và dĩ nhiên, khi tới đỉnh điểm truyền thông, nó chỉ là công cụ cho người chơi giết Flappy Bird. Nhìn nhận một cách nhẹ nhàng hơn thì nó chỉ là 1 con chim nhỏ nhưng chính bản thân người chơi biến nó thành 1 thứ khác.

  • Thế giới đã biết tới cái tên Flappy Bird và Nguyễn Hà Đông, việc gỡ bỏ game và những ồn ào dư luận có khiến thế giới nghĩ khác về game và các chính sách của Việt Nam đã kìm hãm/giết chết nhân tài? (bạn đọc gửi về từ mail tamazaki@gmail.com )

Cảm ơn bạn về câu hỏi này, nhưng chúng ta không nên bàn tán quá nhiều bởi them quan điểm của tôi, chính những người chơi đang làm mọi thứ quá lên. Chính sách của nhà nước sinh ra để quản lý nhưng trong trường hợp này luật pháp hay chính sách chưa hề gây áp lực cho bạn Hà Đông.

Bạn ấy có quyền đầu quân về những công ty game hàng đầu để phát triển hay qua nước ngoài tu nghiệp. Nhà nước cho bạn nền kinh tế hội nhập, cho các bạn những hệ thống giáo dục, đó chính là cái cần câu và chính những người như Đông hay các bạn trẻ phải dùng cần câu đó đi câu cá. Đông đã biết câu cá và tận hưởng thành quả bạn ấy. Vậy có phải là chính sách kìm hãm không bạn?

  • Có thể coi sự kiện Flappy Bird của Hà Đông là một khủng hoảng về truyền thông hay không? Có thì tại sao và không thì như thế nào? (người giấu tên)

Cảm ơn bạn vì câu hỏi này. Chính xác đây là 1 sự kiện khủng hoảng của truyền thông. Truyền thông chỉ là thứ cho mọi người tiếp cận với thông tin. Những người làm truyền thông chỉ đang truyền tải đi những chủ đề nóng dưới góc nhìn đa chiều. Họ không cố moi móc mà thực tế nhiều người đang cố gắng moi móc.

Khi con số 50.000 USD/ngày được đưa ra, nhiều người đã không tin và báo chí đi tìm sự thật cho bạn đọc. Tuy nhiên, điều này đã vô tình hay cố ý đã đi khai thác quá sâu. Người đọc không tò mò không quan tâm thì mọi chuyện sẽ có cái kết nhẹ nhàng. Ngươi đọc tò mò thì mọi chuyện sẽ trở nên lớn hơn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại