UAV Lợi Kiếm xuất hiện rầm rộ: TQ "vạch áo cho người xem lưng" yếu điểm của tàu sân bay?

DK |

Máy bay không người lái mới hoạt động trên tàu sân bay có tên là "Li-Jian/Lợi Kiếm", sẽ xuất hiện trong cuộc duyệt binh Quốc khánh Trung Quốc 1/10 tại Bắc Kinh.

UAV mới "cất cánh từ tàu sân bay"?

Các nguồn tin giấu tên trong Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) bình luận với tờ South China Morning Post rằng thành phẩm cuối cùng của máy bay không người lái"Li-Jian/Lợi Kiếm" sẽ được đưa vào hoạt động trong lực lượng này vào cuối năm 2019.

"Việc sử dụng máy bay không người lái (UAV) trên tàu sân bay và tàu chiến là xu hướng (hải quân). Trung Quốc cũng không ngoại lệ".

Lợi Kiếm là một trong hai máy bay không người lái phát triển từ chương trình thử nghiệm UAV tàng hình AVIC 601-S của Viện Thiết kế Máy bay Thẩm Dương.

UAV Lợi Kiếm xuất hiện rầm rộ: TQ vạch áo cho người xem lưng yếu điểm của tàu sân bay? - Ảnh 1.

Các UAV của Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc duyệt binh ngày 1/10 nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc.

Được sự hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) và Đại học Hàng không Vũ trụ Thẩm Dương, chương trình đã tạo ra một loạt các thiết kế máy bay không người lái, một trong số đó là Lợi Kiếm.

Theo Sputnik, chiếc còn lại trong chương trình được đặt tên là "An-Jian/Ám Kiếm" được Trung Quốc quảng cáo là máy bay thế hệ 6 đầu tiên trên thế giới được công bố vào năm 2018.

"Trung Quốc đã học được công nghệ từ Mỹ và Pháp", nguồn tin của PLAN nói với SCMP.

Pháp có UAV cất cánh từ tàu sân bay Dassault nEUROn là nền tảng của máy bay thế hệ thứ 6 FCAS còn Mỹ đang phát triển UAV Boeing MQ-25 Stingray đa chức năng cho Hải quân Hoa Kỳ, từ chuyển tiếp liên lạc đến tiếp nhiên liệu trên không.

UAV Lợi Kiếm xuất hiện rầm rộ: TQ vạch áo cho người xem lưng yếu điểm của tàu sân bay? - Ảnh 2.

UAV Lợi Kiếm được vay mượn khá nhiều chi tiết thiết kế của RQ-170 Sentinel (bị Iran chế áp) và F-117 Nighthawk (bị Serbia bắn rơi).

"Lợi Kiếm không có các khả năng nói trên (tiếp nhiên liệu trên không) vì vậy nó sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trinh sát mục tiêu cho các hệ thống tên lửa.

Về việc phục vụ trên các tàu sân bay, phiên bản trinh sát của Lợi Kiếm sẽ không mang theo vũ khí mặc dù có hai khoang bên trong, vì nó cần phải phù hợp với đường băng trên tàu sân bay Type 001A.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của máy bay không người lái trinh sát là thu thập thông tin tình báo cho các hệ thống tên lửa được phóng từ tàu chiến, nó sẽ giúp tên lửa tấn công chính xác các mục tiêu ở khoảng cách từ 300 km đến 400 km".

Lực lượng tên lửa hiện tại của PLAN hiện tập trung vào các tên lửa chống hạm tầm xa nhằm chống hải quân đối phương tiếp cận.

Do vậy việc Lợi Kiếm mở rộng khả năng của các tên lửa được cho là viễn cảnh đáng lo ngại với các tàu chiến đối phương.

UAV Lợi Kiếm xuất hiện rầm rộ: TQ vạch áo cho người xem lưng yếu điểm của tàu sân bay? - Ảnh 4.

Mặc dù Lợi Kiếm có khả năng mang theo 4 tên lửa - bom trong 2 khoang vũ khí, tuy nhiên phiên bản trinh sát cất cánh từ tàu sân bay sẽ không trang bị vũ khí.

Bộc lộ yếu điểm của tàu sân bay Trung Quốc?

Tàu sân bay Type 001A nặng 65.000 tấn là chiếc thứ hai của Trung Quốc, với chiếc đầu tiên là tàu Liêu Ninh, được phát triển từ khung vỏ của một tàu sân bay từ thời Liên Xô.

Tuy nhiên Liêu Ninh hiện chỉ phục vụ cho công tác huấn luyện, điều này đặt gánh nặng lên Type 001A trong việc có thể là tàu sân bay duy nhất cho hoạt động quân sự (nếu xung đột nổ ra).

Type 001A được trang bị 32 máy bay chiến đấu J-15 bên cạnh 6 trực thăng vận tải Chang he Z-18 và 2 trực thăng Harbin Z9.

Năm 2001, Trung Quốc đã mua một chiếc T-10K-3 (nguyên mẫu Sukhoi Su-33) từ Ukraine và sau đó đã chế tạo nó thành máy bay chiến đấu J-15 "Phi Sa" nhằm mục đích trang bị cho các tàu sân bay.

Trung Quốc đã chế tạo hơn 50 máy bay chiến đấu J-15 và đào tạo hàng chục phi công trên tàu sân bay, và số lượng này được cho là đủ lớn để triển khai trên cả tàu Liêu Ninh và Type 001A.

UAV Lợi Kiếm xuất hiện rầm rộ: TQ vạch áo cho người xem lưng yếu điểm của tàu sân bay? - Ảnh 5.

Máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Theo Sputnik, thiết kế động cơ và trọng lượng của J-15 đã hạn chế nghiêm trọng khả năng hoạt động hiệu quả của nó (trên tàu sân bay).

Với 17,5 tấn trọng lượng rỗng, J-15 đứng đầu về trọng lượng so với các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay. Để so sánh thì F-18 của Hải quân Hoa Kỳ, chỉ nặng 14,5 tấn, điều này đồng nghĩa với việc J-15 sẽ hạn chế tải trọng vũ khí và nhiên liệu khi thực hiện nhiệm vụ.

Một giải pháp được cho là khả dĩ thay thế các máy bay Sukhoi nặng nề trên tàu sân bay là phát triển các máy bay cất hạ cánh đường băng ngắn - thẳng đứng (SVTOL).

UAV Lợi Kiếm xuất hiện rầm rộ: TQ vạch áo cho người xem lưng yếu điểm của tàu sân bay? - Ảnh 6.

Phiên bản SVTOL (F-35B) có thể trang bị trên các tàu đổ bộ trực thăng là một lợi thế quan trọng của lực lượng Hoa Kỳ và các đồng minh trong các cuộc xung đột tương lai.

Trong khi Hoa Kỳ và một số đồng minh đã trang bị F-35B (phiên bản SVTOL của máy bay tàng hình thế hệ 5) trên các tàu sân bay, tàu đổ bộ trực thăng thì Trung Quốc không có máy bay nào có khả năng tương tự.

Đây có thể là lý do chính trong việc cố gắng trang bị UAV trên tàu sân bay của Trung Quốc để bù đắp hạn chế của J-15.

Nó cho thấy các tàu sân bay hiện tại và tương lai của Trung Quốc đang gặp vấn đề lớn khi một hệ thống vũ khí mới chỉ "to và đẹp" chứ chưa thực sự hiệu quả.

Khả năng tấn công và phòng thủ của các tàu sân bay thay vì được đảm nhận bởi các máy bay cất cánh từ đường băng của nó giờ đây phụ thuộc một phần vào các tên lửa phóng đi từ các tàu chiến khác.

Đây có thể là một yếu điểm quan trọng mà đối phương hoàn toàn có thể khai thác khi một cuộc xung đột trên biển diễn ra.

Video của Tân Hoa Xã về máy bay J-15 và tàu sân bay của Trung Quốc ngày 12/4

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại