Theo vị tướng này, trong điều kiện thế giới đa cực, Mỹ không thể giữ được vị thế con át chủ bài quân sự trong tay. Để duy trì được vị thế thống trị trong việc chế tạo ra các vũ khí mới, Mỹ "phải nghĩ, hành động, tìm kiếm đối tác và ứng dụng những tiến bộ công nghệ tốt hơn những đối thủ của chúng ta".
Tướng Hayten nhấn mạnh, Mỹ phải tập trung trước hết vào Trung Quốc và Nga. Người đứng đầu của USSTRATCOM rất quan ngại việc Trung Quốc phát triển quân đội bằng việc tích cực hiện đại hóa lực lượng hạt nhân cơ động và hoàn thiện tên lửa đạn đạo tầm xa.
Nga cũng vậy, theo tướng Hayten, Nga đang có những bước tiến tại châu Âu, Trung Đông và tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà theo đó kêu gọi phương Tây buộc phải xem Nga như một "cường quốc quân sự và ngoại giao toàn cầu".
Những vũ khí mới như giới thiệu của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là nhằm "đe dọa Mỹ", và đặc biệt, Nga đã đạt được điều này.
Trong phiên điều trần, các đại diện của Lầu Năm Góc thông báo về mong muốn chế tạo các đầu đạn hạt nhân sức công phá nhỏ dành cho tên lửa đạn đạo của tàu ngầm và các tên lửa hạt nhân hành trình mới bố trí trên biển.
Tướng Hayten tin rằng, phương pháp này ít nhiều cũng giúp Mỹ tiến gần đến thành tựu quân sự của Nga trong vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân. Bởi trong thời điểm hiện tại, Nga đang có "ít nhất 11 loại phương tiện mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá nhỏ", trong khi đó Mỹ chỉ có một phương tiện, đó chính là máy bay.