Tướng không quân tiết lộ lý do Nga thống trị bầu trời Syria: Phi công có "giác quan thứ 6"

Hoài Giang |

Theo các cựu phi công Nga, người sở hữu "giác quan thứ sáu " này phải được huấn luyện trong nhiều năm.

Kể từ Thế chiến thứ 2, các hoạt động quân sự trên không khắp thế giới thường diễn ra vào ban đêm.

Điều này là lẽ dĩ nhiên vì máy bay chiến đấu thích thực hiện các cuộc không kích "trong bóng tối" để tạo sự bất ngờ và giảm thiểu mối đe dọa từ các hệ thống phòng không hoặc máy bay chiến đấu của đối phương.

Các chuyến bay "mù" hiện vẫn là một phần thiết yếu trong hoạt động huấn luyện của phi công Nga khi nói đến cụm từ "tác chiến đêm".

Huấn luyện "thị lực của mèo" và "giác quan thứ sáu"

Thiếu tướng Vladimir Popov của Không quân Vũ trụ Nga (VKS) giải thích rằng phản ứng của phi công đối với sự thay đổi đột ngột từ ngày sang đêm là điều tối quan trọng đối với các chuyến xuất kích đêm.

"Phi công càng thích ứng sớm với nó càng tốt. Thời gian thích ứng của tôi là từ 4 đến 5 giây".

Tướng Popov cho biết thêm rằng trong quá trình kiểm tra, phi công thường được giao nhiệm vụ phát hiện ra bóng của một chiếc máy bay hoặc một hình học trong phòng tối, chỉ vài giây sau khi anh ta bị lóa mắt bởi đèn flash.

Ngoài ra, phi công phải có khả năng phân biệt tốt các màu đỏ, vàng và xanh lục, điều này sẽ giúp họ xác định vị trí máy bay khác mang đèn hiệu, hạ cánh trên sân bay có đèn hay chuyển hướng chuyến bay nếu phát hiện ánh sáng từ các cột buồm hay các ngọn tháp cao.

Đối với các chuyến xuất kích đêm, các phi công cũng phải sở hữu tiền đình tốt, điều này giúp họ xác định vị trí của máy bay trên không dựa theo đường chân trời. Theo các cựu phi công Nga, người sở hữu "giác quan thứ sáu " này phải được huấn luyện trong nhiều năm.

Phi công cũng chỉ được phép bật đèn xanh để bay đêm sau khi họ thật sự tự tin bay vào ban ngày trong điều kiện tầm nhìn kém, như mây dày, tuyết và mưa.

Không kích của Nga nhằm vào vị trí phiến quân đêm ngày 12/6/2019 tại tây bắc Syria.

Vai trò của các thiết bị điều hướng cho các chuyến xuất kích đêm?

Các chuyến bay đêm lớn của máy bay dân sự và quân sự Nga đã bắt đầu vào những năm 1920-30 khi các "cột mốc đặc biệt" được đưa vào ứng dụng. Tướng Popov nói tiếp:

"Việc triển khai các thiết bị vô tuyến phát tín hiệu ở một tần số nhất định tới máy bay và được hiển thị trên thiết bị gọi là ARC (la bàn vô tuyến tự động) đã giúp phi công "bay như kẻ chỉ".

Ngày nay, các chuyến xuất kích đêm được thực hiện với sự trợ giúp của không chỉ radar, các hệ thống hồng ngoại hoặc công cụ định hướng cho biết vị trí của các điểm phát sóng vô tuyến.

Cuối cùng, chúng tôi trang bị cho hầu hết tất cả các máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang các hệ thống liên lạc vô tuyến, điều này cũng làm đơn giản hóa việc định hướng".

Ngoài ra, máy bay chiến đấu của Nga cũng sử dụng các hệ thống định vị toàn cầu dựa trên vệ tinh, như GPS của Mỹ và GLONASS của Nga, giúp các máy bay có thể "bám" đường bay khá chính xác ngay cả khi phi công không thể quan sát bằng mắt thường.

Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cũng cảnh báo rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, các hệ thống điều hướng nói trên có thể bị tấn công bởi chiến tranh điện tử, điều này đồng nghĩa với việc phi công sẽ phải sử dụng các cách thức cũ để xuất kích ban đêm.

Tướng không quân tiết lộ lý do Nga thống trị bầu trời Syria: Phi công có giác quan thứ 6 - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Kinh nghiệm từ chiến trường Syria với trực thăng vũ trang Nga

Bản thân các phi công cũng khẳng định rằng các hoạt động quân sự trên không diễn ra vào ban đêm có nhiều lợi thế về mặt chiến thuật.

Đầu tiên và quan trọng nhất, đêm là thời điểm tấn công thích hợp để đối phương bị bất ngờ.

Thứ hai, để bắn rơi một chiếc máy bay trên bầu trời đêm là mục tiêu cực kỳ khó khăn cho các hệ thống phòng không cũng như người vận hành chúng.

Thứ ba, phát hiện và ngăn chặn một máy bay chiến đấu ở tầm ngắn là một nhiệm vụ khó khăn đối với máy bay đánh chặn, và điều này có tác động xấu đến tâm lý của phi công đối phương.

Chính vì các yếu tố nói trên, việc xuất kích đêm không phải là hiếm đối với hoạt động của Nga ở Syria, nơi các nhóm khủng bố thường bị không kích vào ban đêm bởi các máy bay trực thăng vũ trang tiên tiến như Mi-35, Mi-28 và Ka-52.

Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch sử dụng kinh nghiệm thu được từ các hoạt động quân sự ban đêm của VKS ở Syria để tạo thành bộ giáo trình mới cho phi công quân sự, dự kiến nó sẽ được công bố vào mùa thu năm 2020.

Trực thăng Mi-28N tiêu diệt xe tăng của khủng bố ở Syria

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại