Từ hắt hơi đến ung thư qua 9 bước: Cách phòng ngừa cực đơn giản!

Trần Quỳnh |

Ung thư không chỉ xuất phát từ nguyên nhân bên trong cơ thể. Ít ai biết rằng, "con đường" từ hắt hơi đến ung thư chỉ phải trải qua 9 bước dưới đây.

Con đường 9 bước đưa tới ung thư

Bước 1: Hắt hơi

Khi vi khuẩn gây bệnh, bụi, phấn hoa… tấn công khoang mũi, hệ thống phòng thủ của cơ thể bắt đầu hoạt động để tống khứ các "dị vật" ra ngoài bằng những cơn hắt hơi.

Nếu các tác nhân gây bệnh trên không bị loại bỏ sau những cái hắt hơi thì đồng nghĩa với việc chúng đã vượt qua phòng tuyến đầu tiên của cơ thể.

Bước 2: Ho

Từ hắt hơi đến ung thư qua 9 bước: Cách phòng ngừa cực đơn giản! - Ảnh 1.

Sau khi tiến vào đường hô hấp, dị vật xâm nhập vào phế quản, cơ thể bắt đầu dùng lực mạnh hơn để tìm cách tống khứ chúng. Đó chính là nguyên nhân gây ra những cơn ho.

Tuy nhiên, nhiều người chỉ cần thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng ho liền nhanh chóng khẳng định đó là bệnh lý và sử dụng thuốc tiêu đờm, giảm ho.

Hành động này vô tình đẩy đờm vào trong cơ thể, đồng thời tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tiến sâu hơn vào bên trong. Do đó, cơ thể của chúng ta phải tiếp tục triển khai "tuyến phòng thủ" thứ ba.

Bước 3: Mệt mỏi và chán ăn

Các tác nhân gây bệnh tiến sâu vào bên trong sẽ đẩy chúng ta vào tình trạng nhiễm bệnh. Khi đó, cơ thể sẽ cần phải nghỉ ngơi lại sức để tiếp tục chống chọi với các vi khuẩn có hại.

Bởi vậy, giai đoạn ốm là lúc chúng ta cần phải ăn uống đầy đủ để nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, không ít người lại chán ăn do chán ăn, khiến cơ thể càng lúc càng suy yếu.

Khi cơ thể cảm thấy chán ăn thì việc cố ăn quá nhiều không phải là một ý tưởng tốt. Nếu lâm vào tình trạng này, ta nên tăng cường uống nước hoặc nước ép trái cây để bổ sung dinh dưỡng.

Nếu tình trạng cơ thể không khá lên, quá trình chống chọi với bệnh tật của chúng ta lại bước sang một giai đoạn mới.

Bước 4: Sốt

Sốt là dấu hiệu báo cho chúng ta biết các vi khuẩn gây bệnh đã xâm nhập vào máu. Khi đó, cơ thể bắt đầu thể hiện khả năng miễn dịch bằng cách phát nhiệt để "đốt" các tác nhân có hại.

Nhiệt độ cơ thể tăng lên mức 38,5 độ C là minh chứng rõ ràng cho sự gia tăng của sức đề kháng. Khi nhiệt độ cán mốc 40 độ C, hầu hết các vi khuẩn, virus đã bị tiêu diệt.

Từ hắt hơi đến ung thư qua 9 bước: Cách phòng ngừa cực đơn giản! - Ảnh 2.

Trên thực tế, sốt là biểu hiện của cơ thể để tự bảo vệ mình. Chỉ cần chúng ta uống đủ nước, tình trạng sốt sẽ không biến chuyển xấu đi và cũng không xuất hiện các phản ứng phụ. (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, khi cơ thể vừa phát nhiệt ở mức "nhẹ", chúng ta thường tìm nhiều cách để hạ nhiệt. Chính hành động này đã vô tình "tiếp tay" cho các tác nhân gây bệnh tiếp tục hoành hành.

Bước 5: Dị ứng

Khi tình trạng bệnh càng tiến triển nặng, cơ thể sẽ liên tiếp chống lại các tác nhân gây bệnh để tiêu diệt hoặc tống khứ chúng ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, sự xung đột bên trong có thể gây ra những phản ứng nhất định ra bên ngoài. Dị ứng là một trường hợp điển hình trong số đó.

Các chuyên gia y tế khuyến nghị chúng ta tuyệt đối không nên gãi khi bị dị ứng, bởi những vết trầy xước sẽ vô tình tạo ra các kẽ hở trên da, khiến vi khuẩn bên ngoài càng dễ dàng xâm nhập và làm cho bệnh tình nặng thêm.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa cần sử dụng thuốc dị ứng nếu tình trạng này chưa chuyển biến nặng. Việc dùng thuốc quá sớm sẽ làm cho các tác nhân gây bệnh tiếp tục quay trở lại tấn công cơ thể.

Bước 6: Chứng viêm

Nhằm bảo vệ các cơ quan khác, cơ thể của chúng ta sẽ tập trung tiêu diệt các virus và vi khuẩn tồn tại trong máu. Việc dồn sức tiêu diệt chúng sẽ làm một số vùng trên cơ thể bị sưng tấy và đau đớn.

Trước tình trạng này, các bác sĩ khuyên rằng chúng ta chỉ nên sử dụng những thực phẩm hoặc thành phần chống viêm tự nhiên.

Nếu uống thuốc kháng viêm hoặc thuốc kháng sinh trong giai đoạn này, các virus và vi khuẩn sẽ thắng thế thêm lần nữa, đồng nghĩa với việc cơ thể của chúng ta lại bước sang một giai đoạn chiến đấu mới.

Bước 7: Loét

Không phải ngẫu nhiên mà những vết loét xuất hiện trên cơ thể của chúng ta khi bị bệnh. Những bộ phận bị loét có tác dụng ức chế sự phát tán của các vi khuẩn, virus.

Nếu điều này vẫn chưa đủ để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, cơ thể của chúng ta sẽ bước sang giai đoạn thứ 8.

Bước 8: Xơ cứng và sẹo

Khi không thể tiêu diệt các tác nhân gây bênh, những vết loét sẽ tự động đóng vảy và tạo thành các vết sẹo lớn.

Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể đang tìm cách "đóng băng" nhóm vi khuẩn, virus đang hoành hành bên trong.

Những vết sẹo này thường gây nên cảm giác đau đớn và mất thẩm mĩ. Bởi vậy, nhiều người muốn làm chúng biến mất bằng cách dùng thuốc hoặc dùng nhiều biện pháp khác. Chính việc làm trên đã đẩy cơ thể lâm vào tình trạng nguy hiểm ở mức "báo động".

Bước 9: Tế bào ung thư

Để có thể tiếp tục sinh tồn trước sự chống chọi của cơ thể, sau nhiều lần được chính chúng ta "tiếp tay", các virus, vi khuẩn bắt đầu đột biến nhằm phục vụ cho sự thích nghi.

Các tế bào ung thư sẽ được hình thành sau chịu đựng việc oxy bị giảm, thiếu nước và thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng.

Từ hắt hơi đến ung thư qua 9 bước: Cách phòng ngừa cực đơn giản! - Ảnh 3.

Một tế bào ung thư sẽ mất từ 10 – 15 năm để phát triển từ kích thước hạt đỗ cho tới kích cỡ như quả trứng. (Tranh minh họa).

Từ đó, ta có thể thấy rõ cơ thể chúng ta đều phát ra những tín hiệu riêng trong mỗi quá trình chống chọi với bệnh tật từ mức thấp tới mức cao.

Để có thể phòng chống và điều trị kịp thời căn bệnh nguy hiểm như ung thư, chúng ta cần phải lắng nghe tiếng nói của cơ thể.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng khẳng định: việc phòng chống ung thư còn có thể được thực hiện một cách đơn giản bằng thói quen uống nhiều nước.

Công dụng thần kỳ của thói quen uống nhiều nước

Có thể thấy, con đường dẫn cơ thể mắc bệnh ung thư rất ngắn dù khởi đầu chỉ là một cái hắt hơi vô hại. Thế nhưng, các bác sĩ nói rằng cách phòng ngừa và ngăn chặn ung thư cũng rất đơn giản, song không phải ai cũng biết.

Đó chỉ là uống đủ nước!

Các bác sĩ cho rằng, khi bị cảm mạo, chúng ta hoàn toàn chỉ cần bù nước đủ cho cơ thể là căn bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Đồng thời sức đề kháng của cơ thể sẽ mạnh hơn sau khi chống chọi thành công với các loại virus gây bệnh.

Không chỉ có vậy, lợi ích của nước là vô cùng. Dưới đây là 7 công dụng quan trọng của nước đối với cơ thể người

Giảm nguy cơ ung thư: Nghiên cứu gần đây cho thấy, uống nhiều nước thực sự có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và ung thư bàng quang suy giảm đến 50% khi cơ thể được cung cấp đủ nước.

Hỗ trợ tiêu hóa: Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ được răng và nước bọt nghiền nát, nhào trộn, sau đó đi qua thực quản và tiến vào dạ dày. Tại đây, thức ăn sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình tiêu hóa – hấp thu.

Quá trình này không thể thiếu sự có mặt của thành phần chủ chốt là nước. Do đó, việc uống nhiều nước sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động với tần suất tích cực, đồng thời đẩy nhanh tiến độ chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Từ hắt hơi đến ung thư qua 9 bước: Cách phòng ngừa cực đơn giản! - Ảnh 4.

Việc uống nhiều nước sẽ mang lại những công dụng quý giá và bất ngờ với cơ thể. (Ảnh minh họa).

Thanh lọc cơ thể: Các "phế vật" như phân, nước tiểu, mồ hôi cũng là kết quả của quá trình tiêu hóa – hấp thu. Hô hấp, bài tiết và tiết mồ hôi là những cách để cơ thể đẩy các chất cặn bã ra bên ngoài.

Mặc dù bất đồng về cách thức đào thải, nhưng những phương thức trên đều cần đến sự tham gia của nước. Do đó, uống nhiều nước sẽ giúp quá trình đào thải độc tố và các chất cặn bã trong cơ thể diễn ra thuận lợi.

Bôi trơn các khớp: Uống nhiều nước là một biện pháp giúp tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả. Nước giúp bôi trơn phần sụn nối giữa các khớp xương và giảm đau xương khớp.

Ngoài ra, uống nhiều nước có thể ngăn chặn bệnh viêm khớp và một số bệnh liên quan đến xương khớp khác.

Từ hắt hơi đến ung thư qua 9 bước: Cách phòng ngừa cực đơn giản! - Ảnh 5.

Uống nhiều nước cũng là cách để bạn bảo vệ bản thân tránh khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. (Ảnh minh họa).

Cân bằng nhiệt độ cơ thể: Cơ thể chúng ta có hệ thống làm mát riêng và nước đóng vai trò quan trọng giúp duy trì hoạt động. Cơ thể tạo mồ hôi để làm mát da khi nóng, do đó, việc cung cấp đủ nước là rất cần thiết để kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Bảo vệ tế bào máu: Nước đóng vai trò như một yếu tố xúc tiến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Nhờ vậy, việc uống nhiều nước sẽ giúp các tế bào duy trì trạng thái ổn định và công năng bình thường, đồng thời duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho da.

Cân bằng máu: Nước giúp cho dịch trong mô lưu thông thuận lợi, cân bằng độ pH và độ nhớt trong máu.

Bảo vệ và duy trì công năng thận: Mỗi ngày thận cần phải lọc lên tới gần 500 lít máu để loại bỏ các độc tố và chất thải tới bàng quan rồi chuyển thành nước tiểu.

Do đó thận rất cần nhiều nước để làm việc hiệu quả hơn. Với người lớn, sức khỏe trung bình có thể cần tới 15 lít nước mỗi ngày.

*Theo Health People

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại