Tổng thư ký Hội dinh dưỡng chỉ 2 nguyên nhân "giật mình" gây béo phì: Cha mẹ hết sức chú ý

Ngọc Minh |

Tại Việt Nam rất nhiều chuyên gia, bác sĩ về dinh dưỡng vẫn bị béo phì. Béo phì không phải chỉ do ăn uống, ít vận động mà còn do các nguyên nhân khác.

Suy dưỡng dưỡng bào thai là căn nguyên của vấn đề

Thừa cân, béo phì đang trở thành cuộc chiến của rất người Việt. Trong đó, không ít những người làm và am hiểu về dinh dưỡng cũng phải đối mặt với thừa cân, béo phì.

Theo TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam thì rất nhiều người làm và hiểu biết về dinh dưỡng vẫn bị thừa cân – béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân không phải là do họ ăn quá nhiều, ít vận động mà là do họ đã mang sẵn yếu tố nguy cơ trong cơ thể.

Lý giải thêm về vấn đề này TS. Từ Ngữ cho rằng, nghiên cứu đã chỉ ra được, một bào thai bị suy dinh dưỡng, sau khi sinh phát triển não bộ kém, phát triển cơ kém, lập trình chuyển hoá.

Về lâu dài quá trình tiếp thu học hành sẽ kém, miễn dịch kém và nảy sinh ra các căn bệnh về chuyển hoá: đái đường, béo phì sẽ tăng.

Tổng thư ký Hội dinh dưỡng chỉ 2 nguyên nhân giật mình gây béo phì: Cha mẹ hết sức chú ý - Ảnh 1.

TS. Từ Ngữ cho rằng, người am hiểu về dinh dưỡng vẫn có nguy cơ béo phì...

"Như vậy, béo phì là hậu quả của suy dinh dưỡng từ nhỏ. Cho nên một người làm về dinh dưỡng, am hiểu dinh dưỡng vẫn bị béo phì. Do có thể trong quá khứ họ đã từng bị suy dinh dưỡng.

Ví dụ, tôi là một chuyên gia về dinh dưỡng nhưng hồi nhỏ tôi bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ thừa cân béo phì luôn tồn tại. Dù tôi có hiểu biết mấy về dinh dưỡng vẫn có nguy cơ béo phì", TS. Từ Ngữ nói.

Như vậy, những người được ăn uống, nuôi dưỡng từ nhỏ tốt sẽ ít bị nguy cơ béo phì hơn. Hay nói cách khác, người có chiều cao tốt ít có nguy cơ thừa cân béo phì (liên tới suy dinh dưỡng).

Béo phì do stress đang tăng lên

Theo TS. Từ Ngữ béo phì còn liên quan tới yếu tố về gen di truyền. Nếu cha, mẹ từng thừa cân thì nguy cơ con cũng có nguy cơ thừa cân.

Thừa cân, béo phì còn liên quan tới chế độ ăn uống, vận động. Ăn quá nhiều năng lượng, ít vận động sẽ khiến cho mỡ tích lũy trong cơ thể.

Trong thực phẩm có 3 chất sinh nhiệt quan trọng: đạm, đường, chất béo. Khi năng lượng từ các chất đưa vào cơ thể quá với nhu cầu sử dụng của cơ thể, gây ra thừa cân, béo phì.

"Thời gian gần đây, người ta nhắc tới vấn đề về stress gây ra béo phì. Béo phì tăng đặc biệt ở dân văn phòng do thói quen vận động ít, ăn nhiều", TS. Từ Ngữ nói.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra được số lượng peptit do vùng hypothalamus (vùng não điều khiển thân nhiệt, đói, khát…) sản xuất ra tùy thuộc vào trạng thái stress. Do vậy người bị stress thường khó khiến soát được nhu cầu ăn uống, dẫn tới thừa cân – béo phì.

Tổng thư ký Hội dinh dưỡng chỉ 2 nguyên nhân giật mình gây béo phì: Cha mẹ hết sức chú ý - Ảnh 3.

TS. Từ Ngữ khuyến cáo, béo phì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ra tăng huyết áp, suy tim, suy tĩnh mạch; Rối loạn chuyển hóa như: mỡ máu cao, bệnh Gout, đái tháo đường.

Ngoài ra, béo phì còn gây ra các bệnh lý về hô hấp, xương khớp, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý ung thư…

Đối tượng dễ bị béo phì

Người suy dinh dưỡng bào thai hoặc suy dinh dưỡng từ nhỏ

Người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn ít rau, uống nhiều nước ngọt, bia rượu

Người có thói quen ít vận động

Gia đình có người thừa cân, béo phì

Nhân viên văn phòng

Đọc thêm bài cùng tác giả Ngọc Minh, tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại