Ai cũng tin vào việc ngủ đủ 8 tiếng một ngày sẽ khiến cơ thể bạn tràn đầy sinh lực, sẵn sàng cho ngày mới năng động. Nhưng mới đây, khoa học đã chứng minh việc đặt báo thức sai cách sẽ khiến giấc ngủ 8 tiếng kia trở nên vô nghĩa...
Cụ thể hơn, các nhà khoa học tại ĐH Havard đã cho rằng việc đặt báo thức nhiều và cách nhau 5-10 phút/lần có thể gây ra tình trạng mệt mỏi mãn tính, làm tăng cảm giác uể oải và buồn ngủ suốt cả ngày.
Lý giải điều này, đó là do thời gian giữa các cơn báo thức quá ngắn, sẽ khiến cơ thể bạn không có đủ thời gian để chìm vào giấc ngủ sâu. Hơn nữa, việc thức rồi lại ngủ, rồi lại thức sẽ khiến đồng hồ sinh học cơ thể bị rối loạn nặng.
Lúc này cơ thể bạn sẽ tiết ra Adenosine giúp thúc đẩy giấc ngủ và ngăn chặn sự kích thích. Tuy nhiên chất này còn hoạt động như một chất gây suy nhược hệ thần kinh trung ương.
Một trường hợp điển hình của những thanh niên đặt hàng chục báo thức cách nhau vài phút (Ảnh: Facebook)
Đây là một học thuyết được rất nhiều các nhà khoa học uy tín ủng hộ. Chuyên gia hành vi cơ thể Dan Ariely - phát biểu trên tạp chí uy tín Wall Street, cũng cho rằng bạn nên đặt cố định giờ để thức dậy thay vì ngủ nướng liên tục.
“Ví dụ bạn muốn bắt đầu một ngày của mình lúc 7 giờ sáng, thường thì bạn sẽ đặt báo thức sớm một chút - giả sử 6 giờ 40 sáng – và nhấn báo lại một vài lần cho đến 7 giờ sáng.
Nhưng nếu bạn làm vậy, cơ thể sẽ không thể học được phản ứng có điều kiện giữa việc nghe báo thức và thức dậy ”, ông nói thêm.
Ảnh minh họa
“Nhìn chung, cơ thể chúng ta hoạt động tốt hơn khi chúng có thể quen với một quy tắc rõ ràng duy nhất - ra khỏi giường ngay khi chuông báo thức kêu".
Đó là lý do tại sao dù ngủ đủ 8 tiếng nhưng khi thức dậy bạn vẫn có thể cảm thấy uể oải và mệt mỏi suốt cả ngày.
Về lâu, nó có thể gây ra mệt mỏi kinh niên, xuất hiện các triệu chứng như căng thẳng, nhức đầu, khó tập trung, đau cơ khớp, khó ngủ...