Trên thực tế, theo Betsy A. B. Greenleaf, bác sĩ tiết niệu tại New Jersey, dù khó chịu, đi tiểu khoảng 8 lần một ngày là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Hơn nữa, thức dậy một lần mỗi đêm để vào nhà vệ sinh cũng không hề là tình trạng hiếm gặp.
Để xác định chính xác bản thân có tiểu tiện nhiều lần hay không, mọi người hãy cân nhắc ghi chép thời gian đi vệ sinh hàng ngày. Nếu thực sự nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn đừng ngần ngại nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia y khoa. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này:
Để xác định chính xác bản thân có tiểu tiện nhiều lần hay không, mọi người hãy cân nhắc ghi chép thời gian đi vệ sinh hàng ngày.
Bàng quang nhỏ
Chuyên gia Greenleaf giải thích, mỗi người đều có điểm khác biệt, giống như một số người cao và một số người thấp. Vì vậy, bạn có thể đổ lỗi việc tiểu tiện nhiều lần do bản thân sở hữu bàng quang nhỏ.
Nhìn chung, các bóng đái có thể chứa lượng nước tiểu tương đương với hai cốc nước. Tamara Bavendam, chuyên gia y khoa, tiến sĩ kiêm người đứng đầu chương trình nghiên cứu Thận, Tiết niệu và Huyết học tại Viện Tiểu đường, Bệnh thận và Tiêu hóa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, đi vệ sinh thường xuyên và ra rất ít nước tiểu là hiện tượng bất bình thường.
May thay, người sở hữu bàng quang nhỏ có thể tự "rèn luyện" bản thân nhằm giúp bộ phận này tích tụ nhiều nước tiểu. Khi bàng quang đầy, nó có khả năng tự kéo giãn. Để huấn luyện cho bộ phận này chịu đựng lâu hơn giữa các lần đi vệ sinh, chuyên gia Greenleaf đưa ra một số lời khuyên dưới đây:
Đi tiểu sau 30 phút trong 1-2 ngày, dù muốn đi hay không.Cộng thêm 15 phút nữa thành 45 phút trong 1-2 ngày tiếp theo.
Tiếp tục thêm 15 phút nữa cho đến khi bàng quang giãn ra.
Uống quá ít nước
Không ít người lầm tưởng uống nhiều nước mới khiến họ phải đi tiểu nhiều lần. Trên thực tế, khi bạn uống ít, nước tiểu trở nên cô đặc hơn. Chất lỏng này càng cô đặc thì càng gây khó chịu cho bàng quang, kích thích đi tiểu thường xuyên hơn. Trái lại, uống nhiều nước thực sự có thể kiềm chế cảm giác buồn tiểu do việc làm này khiến nước tiểu loãng, ít tác động tới bàng quang.
Uống nhiều nước thực sự có thể kiềm chế cảm giác buồn tiểu do việc làm này khiến nước tiểu loãng, ít tác động tới bàng quang.
Nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận
Nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận đều có thể gây kích thích bàng quang, làm tăng tần suất đi tiểu. Cả hai bệnh này hay đi kèm với các triệu chứng khác, nên mọi người có thể nhanh chóng nhận biết những dấu hiệu bất thường.
Cơ sàn chậu yếu
Chuyên gia Greenleaf cho biết, những người sở hữu cơ sàn chậu càng khỏe thì càng dễ kiểm soát quá trình tiểu tiện. Rất nhiều phụ nữ thực sự không biết cách làm săn chắc hoặc thư giãn các cơ ở khu vực này. Bài tập tốt nhất để rèn luyện cơ sàn chậu là học cách kiểm soát các cơ nhằm giảm cảm giác buồn tiểu bằng các bài tập Kegel .
Những người sở hữu cơ sàn chậu càng khỏe thì càng dễ kiểm soát quá trình tiểu tiện.
Bàng quang hoạt động quá mức
Nếu bạn đi tiểu hơn 8 lần một ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bàng quang đang hoạt động quá mức. Hiện tượng này đang ngày càng xuất hiện phổ biến ở phụ nữ có tuổi. Hơn nữa, các vấn đề sức khỏe khác cũng ảnh hưởng đến tần suất tiểu tiện, trong đó có hiện tượng đau lưng dẫn đến cột sống tác động tới dây thần kinh và khiến bàng quang chịu kích thích.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng trong điều trị cao huyết áp có thể khiến thận tạo ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Một loại thuốc khác như thuốc kháng cholinergic để điều trị chứng lo âu và trầm cảm cũng có khả năng gây nên triệu chứng tương tự. Trong một số trường hợp, chúng làm bàng quang liên tục "trống rỗng", từ đó khiến bạn thường xuyên cảm thấy buồn tiểu.
Bệnh tiểu đường
Tiểu tiện nhiều lần cũng có thể bắt nguồn từ bệnh tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng cao, thận sẽ gặp quá tải, từ đó ảnh hưởng tới nước tiểu. Ngay cả việc tiêu thụ thức ăn hoặc kẹo chứa nhiều đường cũng đủ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
Tiểu tiện nhiều lần cũng có thể bắt nguồn từ bệnh tiểu đường.
Lạnh
Khi nhiệt độ giảm, cơ thể bạn sẽ điều chỉnh để tự làm ấm bản thân. Một trong những cách gia tăng nhiệt độ là hạn chế lưu thông mạch máu ở tứ chi để giữ cho cơ thể không bị lạnh.
Các mạch máu bị ngăn chặn ở chân, tay, chân thể làm tăng huyết áp ở những khu vực đó. Để hạn chế tình trạng này, cơ thể tiến hành loại bỏ chất lỏng, giống như việc uống thuốc lợi tiểu để giảm huyết áp. Do nước tiểu sản sinh nhiều, bàng quang sẽ đầy nhanh hơn và kéo theo hiện tượng đi tiểu thường xuyên.
Vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Thay đổi đột ngột về tần suất tiểu tiện có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như thoát vị đĩa đệm đang chèn ép các dây thần kinh. Ở một số người, đi tiểu nhiều có khả năng là triệu chứng của bệnh đa xơ cứng.
Ngoài ra, các khối u phát triển trong bụng cũng có thể chèn ép bàng quang. Dù đây đều là những trường hợp hiếm gặp, mọi người vẫn cần đến bác sĩ kiểm tra nếu gặp phải dấu hiệu bất thường này càng sớm càng tốt.