Vì sao con người có thể kéo dài tuổi thọ tới 200 tuổi?
Hoạt động của từng gene đơn lập có tác động vô cùng to lớn tới tuổi thọ của con người. Mỗi một gene là một đoạn xác định của phân tử axit nuclêic, giúp mã hóa chức năng của từng phân tử trong một chuỗi AND.
Trong giai đoạn từ 18 đến 20 năm đầu đời, các liên kết này đã trải qua một quá trình kết nối quan trọng để mỗi người chúng ta phát triển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành.
Tuy vậy, cũng kể từ giai đoạn này trở đi các loại gen bắt đầu bị lão hóa dần, với các biểu hiện bên ngoài như cơ thể phát triển chậm lại trong suốt 5 năm tiếp theo trong cuộc đời mỗi người và tới giai đoạn tuổi già hầu hết chúng ta sẽ đối mặt với rất nhiều bệnh tật.
Tiến sỹ Christophe De Jaeger, một chuyên gia người Pháp chuyên nghiên cứu về lĩnh lực sống khỏe cho rằng vẫn có cách để phục hồi các loại gen bắt đầu gặp trục trặc trong giai đoạn này.
Trao đổi ở chương trình "Các con đường dẫn tới tương lai" trên Amazon Prime, tiến sỹ đã giải thích về cách phục hồi các loại gen đã giúp kéo dài tuổi thọ cho con người như thế nào.
Năm 2010, ông cho biết: "Chúng tôi có thể thay đổi và can thiệp tới các hệ thống cơ quan trong cơ thể để hỗ trợ phục hồi chứng năng vốn có của chúng như trong giai đoạn tuổi 18-20.
Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu để thay đổi gene (Image: GETTY)
Tiến sỹ Christophe De Jaeger nói chúng ta sẽ có thể sống lâu hơn trong tương lai (Ảnh: AMAZON)
"Chúng ta sẽ có thể can thiệp và điều chỉnh được chính cơ thể của chúng ta và chúng ta hoàn toàn có khả năng để làm được việc đó ở độ tuổi 18, khi mà các chức năng trong cơ thể đều đang ở độ hoàn hảo nhất"
"Chỉ ngay sau đó, các chức năng bắt đầu mới bị lão hóa dần"
"Vì vậy nếu các hệ thống chức năng trong cơ thể chúng ta vẫn có thể duy trì được như trước thì chúng ta có thể tự thiết lập được tuổi thọ tối đa tới 120 tuổi, 150 ruổi, 200 tuổi, hoặc hơn nữa".
Tiến sỹ De Jaeger và một số nhà khoa học khác được truyền cảm hứng để thực hiện nghiên cứu này từ một người phụ nữ người Mỹ có tên là Brooke Greenberg.
Chúng ta có thể thay đổi và can thiệp tới hệ thống các cơ quan trong cơ thể để hỗ trợ cơ thể liên tục phục hồi các chứng năng vốn có như trong giai đoạn tuổi 18-20"
Cô Greenberg, đã qua đời năm 2013 ở tuổi 20, bị bệnh hội chứng X dễ gãy (Hội chứng Fragile X) và ở cô có những điều kiện nghiên cứu mà các bác sỹ chưa từng gặp trước đó.
Brooke Greenberg rất tiếc đã qua đời năm 2013 ở tuổi 20 (Ảnh: AMAZON PRIME)
Richard Walker rất hứng thú với trường hợp của Brooke (Ảnh: AMAZON PRIME)
Mặc dù tuổi của Greenberg vẫn lớn dần nhưng cả hình thức bên ngoài và trí não của cô đều không phát triển theo độ tuổi mà chỉ như một đứa trẻ mới biết đi.
Bác sỹ Richard Walker, một nhà sinh lý học nội tiết tại Đại học Y khoa Nam Florida tin rằng cơ thể của cô không phát triển một cách đồng nhất mà từng bộ phận trên cơ thể phát triển riêng rẽ một cách không đồng bộ với các cơ quan, bộ phận khác.
Ông cũng cho biết: "Về cơ bản cơ thể con người là một cơ quan có tổ chức, có nghĩa là mỗi cơ thể được bắt nguồn sự sống từ một tế bào, trải qua quá trình phân chia sinh sản tế bào. Sau đó các phân tử trải qua các quá trình biến đổi rất năng động làm thay đổi cơ thể chúng ta, biến chúng ta thành người trưởng thành".
"Sự thay đổi trong cơ thể chúng ta không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên".
"Mà sự thay đổi này được điều khiển một cách có hệ thống thông qua hệ thống gene điều hòa – gene diều hòa đóng vai trò điều khiển cơ thể từ một tế bào đơn lẻ thành một người trưởng thành".
Tiến sỹ Walker so sánh sự phát triển của một con người tương tự như một dàn nhạc. Ông nói: "Nếu so sánh cơ thể chúng ta với một dàn nhạc thì cơ thể chúng ta là một tổ hợp gồm nhiều nhạc công".
"Từng đoạn gene điều hòa đều đại diện như một người nhạc trưởng, người phải điều phối tất cả nhạc công trong đội".
"Cơ thể mỗi người đạt tới mức độ hoàn hảo nhất khi chúng ta bước vào độ tuổi 20 và thành quả này có được là nhờ hệ thống gene điều hòa. Sau đó sự kết nối bị giảm dần cho tới mức mất hẳn kết nối giữa các bộ phận".
Richard Walker so sánh cơ thể con người với một dàn nhạc (Ảnh: GETTY)
Các nhà khoa học hi vọng có thể sử dụng cách này để nhận ra các gen có trục trặc.
Một cách ẩn dụ, Tiến sỹ Walker đã giải thích về việc gene của chúng ta bắt đầu gặp trục trặc dần kể từ sau giai đoạn tuổi 20 cũng tương tự như việc khi nhạc trưởng và các nhạc công đang biểu diễn và khi tất cả cùng lật trang tiếp theo trong quyển sổ nhạc thì bất ngờ phát hiện trang nhạc kế tiếp lại là một trang trống mà không ai hiểu vì lí do gì.
Tiến sỹ cũng giải thích thêm: "Lúc ấy, nhạc trưởng vẫn tiếp tục thực hiện các động tác di chuyển que điều khiển để chỉ huy dàn nhạc của mình nhưng chính nhạc trưởng lại không biết điều khiển theo nốt nhạc như thế nào và mỗi thành viên trong ban nhạc bắt đầu tự chơi theo cách của mình – gây ra sự hỗn loạn".
"Nhìn vào cơ thể Brooke, chúng ta cũng thấy tình trạng tương tự như dàn nhạc nói trên. Dường như cơ thể cô ấy được dẫn dắt bởi một người nhạc trưởng tồi bởi vì nhạc trưởng đã không còn có thể tập hợp được chứng năng của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ cùng lúc một cách đồng điệu".
"Cơ thể Brooke gặp trục trặc ở gene điều hòa, do đó cô ấy đã không phát triển được bình thường. Hiểu một cách ẩn dụ là gene điều hòa của Brooke đã là một nhạc trưởng tồi, từ đó sẽ giúp chúng ta xác định lại nhạc trưởng giỏi. Đây chính là giá trị mà trường hợp Brooke mang lại cho nền khoa học.
Việc xác định được vị trí của từng trục trặc này trên từng đoạn DNA của con người chứng minh cho ý tưởng liên tục phục hồi chức năng của từng bộ phận trong cơ thể của Tiến sỹ De Jaeger là có thể thực hiện được.
Trong khi các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về ý tưởng này, một nghiên cứu gần đây đã nghĩ ra một cách để có thể ước lượng được tuổi thọ của mỗi cá nhân có thể sống được lâu hơn hay ngắn hơn mức tuổi thọ trung bình.
Việc ước lượng tuổi thọ này nhờ vào việc nghiên cứu các biến thể di truyền gây ảnh hưởng như thế nào tới tới tuổi thọ của con người thông qua bộ gene của mỗi người. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học ở Hiệp hội Di truyền học Hoa Kỳ đã thu thập được nhiều hiểu biết khoa học rất tiến bộ về các loại bệnh tật và cách thức chống lại sự lão hóa.
Năm 2018, một nghiên cứu về bộ gen lớn nhất từ trước đến nay có tác động gì tới tuổi thọ con người đã được thực hiện. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã ghép dữ liệu di truyền của hơn 500,000 người từ ngân hàng sinh học Vương quốc Anh và các đoàn hệ khác với dữ liệu về tuổi thọ của cha mẹ họ.
Sử dụng mẫu này, các nhà nghiên cứu đã xác định được 6 mối liên quan giữa gene và lão hóa có liên quan trực tiếp tới nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh. Họ cũng đã phát hiện ra được 21 khu vực gene mới có tác động tới tuổi thọ con người.
*Theo express