Nhóm nhà khoa học từ Đại học Khoa học y tế Shahid Sadoughi (Iran) chứng minh rằng chỉ với 3 ly trà xanh mỗi ngày, người bị tiểu đường và rối loại lipid máu (máu nhiễm mỡ) có thể được hưởng lợi bất ngờ.
Một nhóm tình nguyện viên là các bệnh nhân tiểu đường type 2 có rối loạn lipid máu và bệnh thận đã được tuyển dụng phục vụ nghiên cứu này.
Rối loạn lipid máu và các các vấn đề về thận có thể gặp riêng lẻ, nhưng đồng thời cũng thường xuyên đi kèm ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Các tình nguyên viên được bổ sung chiết xuất trà xanh liều cao hoặc giả dược trong vòng 12 tuần, sau đó đánh giá chỉ số đường huyết, lipid máu và chức năng thận.
Kết quả được công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Nutrition một lần nữa khẳng định khả năng khống chế đường huyết tốt hơn ở những người có uống trà xanh.
Điều này có thể đến từ các hợp chất hoạt tính sinh học trong trà xanh, bao gồm một loại catechin là EGCG có tác dụng giảm hấp thụ carbohydrate từ ruột.
EGCG cũng giúp ngăn ngừa quá trình sinh tổng hợp cholesterol. Điều này giải thích cho việc nồng độ cholesterol toàn phần ở những tình nguyện viên uống trà xanh giảm rõ rệt, chưa kể nồng độ cholesterol "tốt" HDL gia tăng.
Ngoài ra, các tác giả Iran cũng bác bỏ lời đồn rằng uống nhiều trà xanh sẽ ảnh hưởng đến thận ở những người có chức năng thận suy yếu do tiểu đường hay bệnh thận đơn lẻ.
Với mức tiêu tụ trà xanh nhiều (7,5 g/ngày, tương đương 3 tách), các chỉ số liên quan đến thận vẫn không thay đổi, thậm chí còn tốt hơn. Bởi lẽ, trà xanh có thể giúp cải thiện creatinine huyết thanh, giảm phản ứng viêm và tổn thương oxy hóa ở thận.
Do vậy, các tác giả kết luận rằng việc tiêu thụ 3 tách trà xanh một ngày là phương án bổ sung rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
Bên cạnh đó, với người nào chỉ mới có mức đường huyết và mỡ máu hơi cao, việc uống trà xanh rất có lợi trong việc ngăn ngừa tiến triển thành bệnh, tất nhiên cần đi kèm với chế độ ăn uống và vận động hợp lý.