Mỹ suýt mất trực thăng AH-64 Apache ở Syria
Thu lượm được những thông tin nội bộ, trang thông tin điện tử Avia.pro, đã thông báo về sự cố xảy ra mới đây tại Syria khi đoàn xe quân sự của Mỹ di chuyển với sự yểm trợ từ trên không của trực thăng tấn công AH-64 Apache. Tuy nhiên, sự yểm trợ đã không thành công, người Mỹ suýt chút nữa đã mất không một chiếc trực thăng tối tân.
Nhìn từ bên ngoài, sự việc xảy ra như thế này. Trước sự chứng kiến của những người Mỹ đầy ngạc nhiên, chiếc AH-64 Apache bất ngờ mất lái, nó bắt đầu rung lắc trên không trung. Viên phi công, nhờ những nỗ lực đáng kinh ngạc, đã cứu được cỗ máy.
Bằng phép màu nào đó, chiếc trực thăng tấn công AH-64 đã hạ cánh. Mặc dù là hạ khẩn cấp, nhưng không ai bị thương. Còn chiếc trực thăng chỉ bị những hư hỏng không đáng kể. Theo các thông tin hiện có, chiếc "Apache" định ngăn cản sự di chuyển của đoàn xe tuần tra Nga. Tuy nhiên ý định này đã bị đổ bể.
Được biết rằng một vài thiết bị điện tử của chiếc trực thăng bị hư hỏng, điều đã dẫn đến tình huống tai nạn. Người Mỹ phỏng đoán rằng kẻ gây tội vẫn là hệ thống tác chiến điện tử không rõ nguồn gốc nào đó của Nga. Tuy nhiên, không có bất cứ lời than phiền chính thức nào được đưa ra vì thiếu những chứng cứ thuyết phục.
Nhưng các bằng chứng gián tiếp thì khá đủ, bởi vì những hệ thống tác chiến điện tử của Nga đã được triển khai trong khu vực này từ mùa hè năm nay. Ai cũng biết về sự xuất hiện của tổ hợp nổi danh Krasukha-4.
Tuy nhiên, cả những tổ hợp khác cũng có mặt để hỗ trợ nó, điều mà không được thông báo vì tính tuyệt mật của chúng. Và chính chúng có thể là nguyên nhân khiến cho những hệ thống điện tử của chiếc trực thăng Mỹ bị hư hỏng.
Còn khu vực mà xảy ra sự việc, đáng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Ở đây, tại tỉnh Hasaka ở phía đông bắc Syria, cách không xa thành phố Al-Qamyshly là căn cứ quân sự mới của Nga.
Hoàn toàn có thể hiểu được rằng trước tiên cần phải triển khai những biện pháp nhằm bảo vệ căn cứ trước các cuộc tấn công bằng đường không. Vì thế cho nên, không chỉ các tổ hợp phòng không được triển khai, mà cả những hệ thống tác chiến điện tử.
Nga đã thử nghiệm nhiều tổ hợp tác chiến điện tử tối tân ở Syria.
Đây không phải lần đầu Mỹ-NATO được "nếm mùi đau khổ"
Đây không phải là trường hợp đầu tiên có sự tác động của thiết bị vô tuyến của Nga lên các máy bay Mỹ được ghi nhận trong khu vực của căn cứ Khmeimim. Bên cạnh đó, những tác động có thể nhẹ hoặc mạnh.
Khi lưu ý tới những tác động nhẹ, tạp chí Mỹ The National Interest đã tuyên bố rằng giới quân sự không hiểu được những cơ chế hoạt động của chúng - "trên bầu trời xảy ra thứ gì đó khả nghi và khó hiểu ở mức độ cao nhất".
Đã từ lâu, với sự xuất hiện của người Nga tại Syria, các phi công Israel và Mỹ thỉnh thoảng vẫn tuyên bố về việc họ thường gặp phải những trường hợp gián đoạn tín hiệu GPS.
"Moscow cố gắng ngăn cản các máy bay của phương Tây, bao gồm cả những F-22 và F-35 "tàng hình" thế hệ thứ 5, lẫn những UAV được các phần tử khủng bố tự chế, thực hiện các chuyến bay sử dụng hệ thống định vị toàn cầu", một trong các bài báo của tạp chí Mỹ nêu rõ.
Chính vì thế, các phi công Mỹ và Israel đôi khi phải chuyển sang hệ thống dẫn đường khác, mà không phụ thuộc vào những tín hiệu định vị.
Thực ra, trong quân đội Mỹ có những người nghi ngờ rằng các tổ hợp tác chiến điện tử của Nga có khả năng áp chế những tín hiệu của đối phương ở khoảng cách lên tới trên 300km.
Họ cho rằng người Nga, khi chế tạo Krasukha-4 và những tổ hợp khác, đã không thể lường trước được những tác dụng phụ nào đó khiến cho không chỉ máy bay của Mỹ, mà cả của Nga cũng có thể bị ảnh hưởng. Nhưng mọi thứ vẫn ổn với các máy bay tiêm kích của Nga, còn các phi công Mỹ và Israel lại gặp vấn đề.
Tuy nhiên, các lính đặc nhiệm Nga đã áp dụng một vài lần cả tác động mạnh của những tổ hợp tác chiến điện tử ở Syria.
Có phải Krasukha-4 hoặc là tổ hợp nào đó khác trong số những thiết bị được thử nghiệm tại Syria bằng việc tham gia vào các trận chiến thực tế hay không, khó có thể biết chính xác. Tính tuyệt mật được áp dụng đối với vũ khí kỹ thuật vô tuyến của Nga. Và tác động này có khả năng vô hiệu hóa thiết bị điện tử của các máy bay Mỹ.
Tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4 Nga triển khai ở căn cứ không quân Khmeimim, Syria.
Có một loạt xác nhận cho điều này. Vào năm 2018, người đứng đầu Bộ Tư lệnh các chiến dịch đặc biệt Các lực lượng vũ trang Mỹ, tướng Rayon Tomas đã tuyên bố:
"Tại Syri chúng ta vấp phải hệ thống áp chế vô tuyến điện mạnh nhất trên thế giới đối với khi tài hàng không của chúng ta. Người Nga thử nghiệm lên chúng ta hàng ngày, áp chế mạng lưới thông tin của chúng ta, vô hiệu hoá các máy bay của chúng ta".
Lời lẽ này đã được thốt ra ngay sau khi "khẩu pháo bay" AC-130, được trang bị những khẩu pháo kích cỡ khá lớn, bị vô hiệu hoá do một cuộc tấn công điện tử. Sau đó, chiếc máy bay đã phải nằm xưởng khá lâu để sửa chữa.
Hồi đầu năm nay, những báo cáo của giới quân sự Mỹ đã được công bố, trong đó nêu rõ rằng các tổ hợp tác chiến điện tử của Nga ở Syria đã làm hư hỏng nghiêm trọng hai chiếc tiêm kích của Mỹ là F-22 và F-35.
Do tác động của năng lượng lên các máy bay, những phi công điều khiển chúng đã đánh mất khả năng định hướng và đưa chúng quay trở về căn cứ một cách vô cùng khó khăn. Sau khi nghiên cứu các máy bay trên mặt đất, người ta đã phát hiện những hỏng hóc nghiêm trọng của một vài thiết bị điện tử, khiến phải thay thế chúng.
Tất nhiên, nếu mổ xẻ những định nghĩa của tổ hợp tác chiến điện tử "truyền thống", thì khả năng khiến thiết bị điện tử bị vô hiệu hoá không thể xa hơn vài km. Bởi vì để làm được điều này, cần một nguồn năng lượng khổng lồ.
Tới đây sẽ còn có thêm nhiều thứ "hay ho" được họ đưa tới Syria.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các kỹ sư radar của Nga sử dụng những công nghệ tiên tiến, mà dựa trên những nghiên cứu khoa học cơ bản.
Các tổ hợp tác chiến điện tử tối tân tạo nên những cái gọi là "nhiễu sóng thông minh". Bản chất hoạt động của chúng - thoạt đầu tổ hợp sẽ nghiên cứu những hệ thống điện tử cần gây áp chế dựa vào các tín hiệu phát xạ của chúng.
Sau đó, nó phát ra những tín hiệu đón đầu, mà khi chồng lên sơ đồ sóng của đối phương sẽ tạo nên phổ tín hiệu mới. Cũng có thể "bẻ khoá" thiết bị điện tử của đối phương nhằm mục đích thay đổi hoạt động của nó.
Trong những điều kiện nhất định, có thể gây ra các dòng cộng hưởng với khả năng làm cháy những tụ điện của thiết bị điện tử.
Các tổ hợp tác chiến điện tử tại căn cứ mới Kamyshly, mà được thuê với thời hạn 49 năm, có nhiều việc phải làm. Bởi vì từ đó sẽ mở ra tầm quan sát định vị radar ổn định hướng tới Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq
Và, cụ thể là hướng vào hai căn cứ của Mỹ đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tại một căn cứ trong số đó có trạm radar cố định thuộc hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa. Ở căn cứ khác - các máy bay và khí tài tên lửa. Có cả những bom hạt nhân B61 của Mỹ.
Hoàn toàn có thể hiểu được rằng ngoài các máy bay, những hệ thống phòng không/phòng thủ chống tên lửa và các trạm radar, tại căn cứ Kamyshly sẽ còn có sự hiện diện của những tổ hợp tác chiến điện tử công suất mạnh. Và trước tiên, chúng sẽ hướng vào vũ khí tên lửa và định vị radar được triển khai trong vùng của Mỹ.
Về những tính năng chống radar của các tổ hợp tác chiến điện tử Nga được biết đến vào tháng 12 năm ngoái, khi trên biển Barents đã diễn ra những cuộc thử nghiệm các hệ thống điện tử của chiếc khinh hạm "Đô đốc Kasatonov".
Đã xác định được rằng đúng vào thời điểm trạm radar chiến lược của Mỹ triển khai gần thành phố Varde của Na Uy đang hoạt động, đã phát hiện những gián đoạn, cho nên người Mỹ sẽ không hề dễ thở chút nào tại Thổ Nhĩ Kỳ.