Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga cơ động triển khai chiến đấu. Ảnh minh họa.
Trang tin quân sự Warfiles.ru Nga vừa có bài viết nhan đề «Снизился с 10 км до 200 м»: медиаресурс заявил о «считывании частот российской ПВО над Тартусом» самолётом ВВС США - Đột ngột giảm độ cao từ 10km xuống 200m, Máy bay của Không quân Mỹ đo được tần sóng của lực lượng phòng quân Nga tại quân cảng Tartus, Syria.
Bài viết này lý giải ý đồ của Không quân Mỹ khi đưa máy bay do thám áp sát quân cảng Tartus, căn cứ đầu não Hải quân Nga tại Syria và vạch trần những giả thuyết phi logic về cái gọi là "sự cố này".
Theo đó, một số kênh truyền thông cho rằng các tài liệu mà họ thu thập được dựa trên những nguồn tin "hoàn toàn công khai", để từ đó tuyên bố về "một cuộc đột kích mô phỏng do chiếc máy bay quân sự Mỹ nhằm vào nhóm tàu chiến của Hải quân Nga ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải".
Tin tức này đã tạo ra sự cường điệu nhất định về thông tin đến mức xuất hiện các tuyên bố về việc "người Mỹ hơi quá đà", trong đó các chuyên gia có vẻ rất bí hiểm coi những hành động của chiếc máy bay quân sự Mỹ khiêu khích và kêu gọi phía Nga "hành động cứng rắn hơn".
Vậy câu chuyện là về vấn đề gì?
Hoá ra, đó là câu chuyện về chiếc máy bay trinh sát chiến lược RC-135U của Không quân Mỹ, vốn thường xuyên được sử dụng để thu thập dữ liệu tình báo trong thời gian diễn ra các chiến dịch của Mỹ tại Libya, Nam Tư, Iraq, Panama và những quốc gia khác.
Trang Avia.pro đã thể hiện sự khác biệt bằng tuyên bố về việc chiếc máy bay do thám trên "trong vòng vài giây đã hạ độ cao từ 10km xuống 200m" trong khu vực gần quân cảng Tartus.
Thao tác này được các phi công Mỹ thực hiện dường như để "các kíp chiến đấu tên lửa Nga tại căn cứ hải quân Tartus nhanh chóng kích hoạt các hệ thống phòng không, còn RC-135U nhờ đó, sẽ đo những tần sóng của các radar Nga bố trí tại đây".
Tuyên bố này, nói một cách nhẹ nhàng, gây ra sự ngạc nhiên lớn bởi nó là phi logic bởi chả lẽ các hệ thống phòng không Nga tại những căn cứ quân sự đặc biệt quan trọng ở Syria luôn ở trong tình trạng "không hoạt động" và chúng chỉ "được kích hoạt vào thời điểm khi những máy bay do thám chiến lược của Mỹ hạ xuống độ cao 200m hay sao?
Không những thế, hoá ra chiếc máy bay do thám RC-135U của Không quân Mỹ chẳng phải chiến lược, bởi vì nó không thể thực hiện nhiệm vụ theo dõi các tần sóng ở độ cao trên 200m - để "đo đạc" nó cần "rơi xuống dưới như một hòn đá".
Để tăng "trọng lượng" của các lập luận, tác giả bài viết về "đo đạc các tần sóng" thậm chí còn tuyên bố rằng trong lúc bay, chiếc máy bay do thám chiến lược đã thực hiện các động tác cơ động để "vô hiệu hoá" hệ thống phòng Nga tại Syria? Thật không thể tin được!