Mắc phải căn bệnh gan hiếm gặp và tưởng chừng như không thể qua khỏi khi các bác sĩ chẩn đoán Marcus Mehta (Mỹ) chỉ còn vài ngày ngắn ngủi để sống sót. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười với chàng trai này, sau khi được ghép gan hiến tặng, cuộc sống của anh đã hoàn toàn thay đổi.
"Tôi gần như đã 'đứng hình' khi nghe bác sĩ nói rằng mình chỉ còn có thể sống được khoảng 3 tuần nữa".
Năm 21 tuổi, khi Marcus đang chuẩn bị hoàn thành tốt nghiệp đại học thì cảm thấy sức khỏe mình có vấn đề. Cho đến khi sức khỏe của anh ngày càng tồi tệ hơn, da có dấu hiệu chuyển vàng, xét nghiệm máu cho ra kết quả anh bị viêm gan siêu vi – chứng bệnh viêm gan nặng khiến chức năng gan bị giảm khoảng 1 nửa.
Mặc dù, cha của chàng sinh viên này làm bác sĩ đa khoa nhưng ông cũng đành bó tay với tình trạng bệnh tình của con trai mình.
Marcus chia sẻ, anh cảm thấy rất khổ sở khi phải chứng kiến cha mình khóc…
(Ảnh minh họa)
Trong lúc tuyệt vọng nhất, Marcus bất ngờ nhận được tin vui từ phía bệnh viện là có tạng phù hợp để ghép cho anh. Anh nhận được thông báo này lúc 11h30 phút ngày hôm trước, cuộc giải phẫu của anh được thực hiện ngay vào 5h sáng hôm sau.
Điều duy nhất mà tôi cảm thấy lúc ấy là sức mạnh nội tâm, tôi không biết nó đến từ đâu nhưng tôi luôn cảm thấy rất lạc quan. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ chết. Lúc nằm trong phòng gây mê tôi còn an ủi mẹ tôi rằng: "Mẹ đừng lo lắng, con sẽ ổn thôi".
"Và tôi đã ở đây ngày hôm nay, nhưng các bạn không thể hình dung được tôi đã phải trải qua những tháng ngày khó khăn như thế nào. Khi tôi tỉnh dậy, tôi phải đối mặt với những cơn đau đớn mà bệnh tật mà tôi chưa từng nghĩ nó sẽ xảy ra với mình. Cơ thể tôi chằng chịt 5 dây truyền và 50 thanh ghim ở vùng bụng, khiến tôi không thể di chuyển".
Cuối cùng, bằng sự nỗ lực, Marcus đã vượt qua những tháng ngày đau đớn và hồi phục rất tốt.
"Tôi được phẫu thuật vào ngày 24/10/2008, chỉ hơn 1 tháng sau đó tôi đã được xuất viện. Tôi phải uống khoảng 30 viên thuốc mỗi ngày để đối phó với cơn đau và giúp nhanh chóng phục hồi cơ thể.
Tôi đã phải mất cả năm trời để hồi phục lại cơ thể. Mặc dù đã có phong độ tốt nhưng tôi vẫn phải thường xuyên uống 2 loại thuốc để giúp gan mới hoạt động tốt và chống đào thải gan".
Rất ít người có cơ hội sống sót thêm một lần nữa trong cuộc đời, và tôi may mắn là 1 trong số những người như vật. Hầu hết mọi người đều đang lãng phí rất nhiều thời gian với những nỗi buồn hoặc những điều chưa thực hiện được.
Sau trận thập tử nhất sinh đó, quan điểm của tôi về cuộc sống đã thay đổi rất nhiều. Tôi không bao giờ lãng phí một phút giây nào. Điều quan trọng nhất là tôi quyết tâm trở thành bác sĩ.
Tôi hy vọng mình sẽ trở thành 1 bác sĩ phẫu thuật tuyệt vời như những người đã cứu mạng tôi".
*Theo Express/TheGuardian