Vì sao nước đóng chai là kẻ thù gây tiểu đường tuyp 2?

Phúc Mai |

Đường Fructose từng được xem là đường tốt cho sức khỏe, có thể thay thế cho đường mía. Tuy nhiên hiện nay các chuyên gia đình dưỡng cho biết việc lạm dụng đường fructose có thể gây nên nhiều bệnh tim mạch, tiểu đường tuyp 2.


Thực phẩm chứa đường fructose không tốt cho sức khỏe của người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thực phẩm chứa đường fructose không tốt cho sức khỏe của người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia. Theo thống kê cứ 10 người mắc tiểu đường thì có tới 9 người mắc tiểu đường type 2.

Ngoài yếu tố di truyền thì nguyên nhân gây tiểu đường tuyp 2 là thừa cân, béo phì, lười vận động.

Giáo sư Tạ Văn Bình – nguyên giám đốc Bệnh viện Nột tiết trung ương cho biết việc sử dụng các loại đồ uống đóng chai tăng nguy cơ tiểu đường gấp nhiều lần.

Việc uống đồ uống đóng chai có gây ra bệnh tiểu đường hay không phụ thuộc vào chuyển hóa của từng người.

Tuy nhiên đa số những bệnh nhân tiểu đường do béo phì đều có sở thích hay uống đồ uống đóng chai. Thậm chí, có những bệnh nhân nặng cả 100 kg nhưng vẫn uống nước ngọt thay nước lọc hàng ngày.

Theo các chuyên gia nội tiết nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có rất nhiều và trong đó có liên quan đến việc ăn quá nhiều đồ béo, đồ ngọt nên các bác sĩ khuyến cáo việc sử dụng đồ ngọt cần được kiểm soát thật kỹ lưỡng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Một chuyên gia dinh dưỡng thốt lên rằng ngày nay các sản phẩm đồ uống đóng chai đều có chứa đường fructose, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn mặc nhiên coi đó là một sản phẩm tốt dù nó dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau.

Bình thường, chất bột đường carbohydrate tiêu thụ sẽ được chuyển ra thành đường đơn glucose.

Vào máu, glucose sẽ kích thích tuyến tụy tiết insuline giúp đem glucose vào tế bào để tạo năng lượng đồng thời cũng giúp vào việc điều chỉnh nồng độ đường huyết ở mức thích hợp.

Riêng fructose được chuyển hóa tại gan. Tiêu thụ quá nhiều fructose sẽ làm cho gan không hoàn thành được nhiệm vụ tạo năng lượng, tạo ra chất mỡ (triglycerides) và đưa vào máu. Đây là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.

Theo kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2014, có khoảng 300.000 trẻ em < 5 tuổi bị thừa cân-béo phì trên toàn quốc, chiếm tỷ lệ khoảng 3,5%, tỷ lệ này đặc biệt tăng cao ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Đây thực sự là 1 con số đáng lo ngại và cần được quan tâm thích đáng của toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm của ngành y tế và các gia đình.

Nguyên nhân gia tăng tỷ lệ thừa cân-béo phì có nhiều nhưng phải kể đến thói quen dinh dưỡng không hợp lý. Trong chế độ dinh dưỡng, sự xuất hiện nhiều các thức ăn, đồ uống nhiều năng lượng "rỗng", nước ngọt đóng chai là một trong số đó.

Nước ngọt đóng chai rất dễ tìm kiếm và được sử dụng phổ biến cho cả người già lẫn trẻ con ở cả thế giới và Việt Nam. Vậy, nước ngọt có tốt cho sức khỏe không? Câu trả lời là không.

Theo tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – phòng khám dinh dưỡng cơ sở 2, Viện Dinh dưỡng quốc gia, nước uống đóng chai không hề có dinh dưỡng như người ta vẫn thường quảng cáo khiến nhiều người lầm tưởng đây là thứ nước thần thánh.

Trong thành phần của các loại nước uống đóng chai chứa đường là chính, theo bác sĩ dinh dưỡng đây là kalo rỗng.

Nước ngọt đóng chai chứa nhiều đường hấp thu nhanh, làm cho lượng đường trong máu tăng lên.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng nhiều nước ngọt đóng chai làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2. Các chuyên gia dinh dưỡng, nội tiết khuyên bạn chỉ uống tối đa là 3 lon nước ngọt 1 tuần.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại