Thói quen "chết người" khi chữa hóc xương cá cần loại bỏ ngay

Hóc xương cá là hiện tượng khá phổ biến, vì người Việt thường ăn cá nhỏ, nhiều xương. Việc xử lý không đúng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nguy hại.

Hóc xương là hiện tượng thường gặp và khá phổ biến. Nguyên nhân của hóc xương là do tình trạng ăn uống không chú ý, cười đùa hoặc nói khi ăn làm cho người ăn không phát hiện ra xương dù là một mẩu rất nhỏ.

Hóc xương hầu hết không gây ra nguy hiểm cho tính mạng nhưng gây khó chịu và nhiều phiền toái.

Hóc xương thường gặp ở các vị trí như họng, thành họng sau và thực quản. Mặc dù, hóc xương thường không gây nguy hiểm nhưng với những loại xương to, nhọn sắc có thể gây chảy máu gây mất máu, gây đau dớn, viêm tấy, áp xe hoặc sưng.

Khi bị như vậy sẽ gây viêm nhiễm vùng bị xương đâm, thậm chí người bị hóc xương đau đớn mà không ăn uống được.

Sai lầm khi chữa hóc xương cá 

Khi bị hóc xương, biểu hiện ban đầu là nhói khi nuốt hoặc nuốt hay uống nước cảm thấy vướng. Ban đầu có thể chưa cảm thấy khó chịu nhưng khi xương đi vào sâu hoặc gây áp xe khu vực đâm sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn, thậm chí khó nuốt khi ăn.

Một số người chủ quan cho rằng, hóc xương không có vấn đề gì. Điều này cũng có thể đúng trong trường hơp xương nhỏ và nó trôi trong vài giờ.

Nhưng có những xương sắc nhọn như xương gà, vịt sẽ rất nguy hiểm. Chúng có thể gây phù thanh quản vì xương chèn ép, cắm vào thanh quản.

Vị trí bị xương cắm có thể chảy máu, sưng phù. Lúc đó làm cho thanh quản bị tổn thương, sưng tấy. Nếu bạn không đến cơ sở y tế mà tiếp tục khạc ra, hoặc dùng tay móc sẽ càng làm cho xương cắm sâu, thậm chí sưng tấy nặng hơn.

Bị hóc xương cần làm gì?

Khi bị hóc xương không nên cố ăn thêm, bởi nếu cố ăn thêm sẽ càng làm cho xương bị đẩy vào sâu hơn. Khi xương vào khu vực tiêu hóa hay sâu trong thanh quản có thể gây chảy máu, sưng tấy, phù nền rất nguy hiểm.

Cách tốt nhất cần đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được chụp chiếu hoặc nôi soi. Cách này giúp xác định được vị trí của xương bị hóc.

Khi bác sĩ đã xác định được vị trí xương bị hóc sẽ gắp ra khỏi cơ thể tránh để bị cắm sâu hoặc lọt ra khu vực khác. Nếu xương bị hóc ở vùng họng sẽ dùng gương, đèn thông thường để gắp. Còn nếu xương ở sâu thì phải dùng ống nội soi để gắp.

Nếu xương đã lâu mà chưa được thăm khám thì ngoài gắp còn phải chữa thêm hút mủ, cầm máu, thậm chí xử lý các biến chứng do áp xe...

Để tránh hóc xương, cách tốt nhất là chọn những loại cá ít xương nhất. Khi ăn cá xương, nên hạn chế không cho trẻ em và người già ăn các loại nhiều cá xương.

Chen trong các bữa ăn là các loại thịt, đa dạng hóa món ăn để tránh phải vướng mắc những việc phiền toái không đáng có.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại