Xương cá cắm vào hậu môn vì sai lầm "chết người" khi bị hóc

Kim Khanh |

Hóc xương cá là một hiện tượng khá phổ biến, vì người Việt thường ăn cá nhỏ, nhiều xương. Việc xử lý hóc xương không đúng sẽ dẫn tới những nguy hại đến sức khỏe của bạn.

Những trường hợp hóc xương

Dân ta thích ăn cá, vì vậy ca dao có câu: “Không gì ngon bằng ăn cơm với cá…”. Cá sông hay cá biển đều có xương, tùy loại cá mà xương nhiều hay ít.

Cá sông, cá đồng có nhiều xương như: cá mè, cá rô, cá sặc, cá lóc, cá chốt, cá chốt sọc; cá ngát…cá nào cũng xương nhiều.

Ca dao có câu: “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa. Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”. Ăn cơm với cá có xương, không biết lấy lưỡi lừa xương chỉ sơ suất một chút là xương lọt vào họng, thế là hóc xương.

Hóc xương cá rất khó chịu

Ở nông thôn xưa nay hay có thói quen, hóc xương cá là tìm “người đẻ ngược” mượn quàu cổ mấy cái, nhiều người cho rằng như vậy sẽ hết hóc xương, hoặc một số người hay dùng cách nuốt cục cơm nguội để đẩy xương xuống bao tử.

Cách này rất nguy hiểm nhưng rất nhiều người chọn.

Bác sĩ chuyên môn về tai mũi họng cảnh báo việc này sẽ gây ra nhiều tác hại.

Có trường hợp, người đi cầu bị hóc xương ở hậu môn, do xương bị đẩy xuống khi nuốt cơm hóc xương, không dùng cách lấy ra mà dồn chúng xuống bao tử, xương bị đẩy ra cùng chất thải và hóc xương ở hậu môn.

Cách xử lý hóc xương cá

Bác sĩ Cao Thị Ngọc Hà – Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng- Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ cho rằng: “Khi bị hóc xương nếu không gắp ra được thì người nhà phải đưa người hóc xương đến bác sĩ chuyên khoa, nội soi gắp xương ra.

Có nhiều trường hợp khi bị hóc xương người ta mắc phải những sai lầm chết người như nuốt cục cơm nguội để cơm nguội đẩy xương xuống bao tử. Nếu làm như vậy, xương này sẽ bị đẩy xuống hóc ở thực quản hay xuống bao tử.

Với cơ thể con người, khi có vật lạ, dị dạng vào cơ thể, một thời gian vật dị dạng này sẽ đâm vào các bộ phận vướng phải, sinh ra viêm nhiễm, áp se và những bệnh nguy hiểm khác.

Xương cá ông Nguyễn Văn thanh mắc chiều ngày 19/8

Xương cá ông Nguyễn Văn Thanh mắc chiều ngày 19/8

Vì vậy, nếu bị hóc xương nên đi đến các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên môn để gắp vật hóc xương ra khỏi cơ thể là an toàn nhất”.

Bác sĩ Hà kể lại: Chiều 19/8/2015, có một bệnh nhân tên Nguyễn Văn Thanh (Vĩnh Long) hóc xương cá tra, xương bén, to dài chừng 3cm, còn mắc ở cổ họng.

Nguyên nhân ông Thanh hóc xương vì khi ăn cơm ông sơ suất cười đùa nên xương lọt vào cổ họng. Chính vật nhọn này làm cho ông Thanh đau đớn, khó thở và ông tức tốc chạy qua Bệnh viện TP Cần Thơ để nhờ gắp xương ra.

Cũng theo bác sĩ Hà, để tránh hóc xương, cách tốt nhất là chọn những loại cá ít xương nhất. Khi ăn cá xương, nên hạn chế không cho trẻ em và người già ăn các loại nhiều cá xương.

Chen trong các bữa ăn là các loại thịt, đa dạng hóa món ăn để tránh phải vướng mắc những việc phiền toái không đáng có: Hóc Xương./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại