Tại sao đã tiêm phòng rồi nhưng trẻ vẫn mắc sởi?

Rất nhiều bà mẹ đưa ra câu hỏi: Tại sao đã tiêm phòng rồi nhưng trẻ vẫn mắc sởi?

Trả lời về vấn đề này, PGS - TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho hay, cũng như các loại vắcxin khác, khi tiêm vắcxin sởi thì không thể bảo vệ 100% trẻ được tiêm. Dù có tiêm đầy đủ, đúng lịch thì vẫn còn 1 tỉ lệ nhỏ trẻ không tạo được miễn dịch bảo vệ, trẻ vẫn có thể bị mắc bệnh.

PGS - TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ - cho biết: "Cũng như các loại vắcxin khác, khi tiêm vắcxin sởi thì không thể bảo vệ 100% trẻ được tiêm. Sau khi tiêm vắcxin mũi 1 lúc 9 tháng tuổi tỉ lệ trẻ được bảo vệ là 85%, và sau khi tiêm mũi 2 đúng lịch tỉ lệ bảo vệ tăng lên từ 90-95%. Vì vậy, dù có tiêm đầy đủ, đúng lịch thì vẫn còn 1 tỉ lệ nhỏ trẻ không tạo được miễn dịch bảo vệ, trẻ vẫn có thể bị mắc bệnh."

Cũng theo PGS - TS Trần Như Dương, cách phòng chống lây nhiễm bệnh sởi quan trọng nhất là tiêm vắcxin sởi đúng lịch. Theo hướng dẫn của tổ chức Y tế TG và của Bộ Y tế, lịch tiêm vắcxin sởi là 2 mũi vắcxin vào lúc 9 tháng và 18 tháng. Ngoài ra, cần thực hiện những biện pháp không đặc hiệu sau:

Trong thời gian đang có dịch không nên cho trẻ đến những nơi đông người. Không tiếp xúc với những trẻ đang bị bệnh, đặc biệt là bệnh nhân sởi, hoặc các bệnh phát ban. Không đưa trẻ đến những nơi có khả năng nguy cơ lây nhiễm cao như vùng đang có dịch, bệnh viện, và cơ sở y tế đang thu dung và điều trị bệnh nhân sởi…

Các bà mẹ cũng không nên tiếp xúc với trẻ bị sởi hoặc những trẻ bị nghi ngờ mắc bệnh. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, trước khi chăm sóc trẻ. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm trẻ. Giữ gìn vệ snh và đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại